Thực hành

Để giúp các em học sinh lớp 4 chuẩn bị bài thật tốt trước khi đến lớp cũng như có thể ôn tập lại bài học một cách dễ dàng hơn. Chúng tôi xin giới thiệu đến các em bài học  Thực hành.  Bài học được biên soạn đầy đủ nội dung gồm phần kiến thức cần nhớ và hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK . Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thực hành

a) Đo đoạn thẳng trên mặt đất

Muốn đo độ dài đoạn thẳng (không quá dài) trên mặt đất, người ta thường dùng thước dây.

Ví dụ : Đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất.

Ta có thể thực hiện như sau : 

  • Cố định một đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch 0 của thước trùng với điểm A.
  • Kéo thẳng dây thước cho đến điểm B.
  • Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đo đó là độ dài đoạn thẳng AB.

B) Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất.

Người ta thường dùng các cọc tiêu gióng thẳng hàng để xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất (xem hình vẽ).

1.2. Thực hành (tiếp theo)

Ví dụ : Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20cm. Hãy vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 400.

Ta có thể thực hiện như sau :

  • Đổi 20m = 2000cm.
  • Tính độ dài của đoạn thẳng AB trên bản đồ :

                    2000 : 400 = 5 (cm)

  • Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 5cm trên bản đồ.

1.3. Giải bài tập Sách giáo khoa Thực hành trang 159

Bài 1: Đo độ dài rồi ghi kết quả đo vào ô trống

Chiều dài của bảng

Chiều rộng phòng học

Chiều dài phòng học

 

 

 

Hướng dẫn giải:

  • Dùng thước để đo và ghi kết quả vào bảng.

Ví dụ :

Chiều dài của bảng

Chiều rộng phòng học

Chiều dài phòng học

 2m

 7m

 12m

Bài 2: Em bước đi 10 bước dọc thẳng theo sân trường từ A đến B

- Em ước lượng xem đoạn thẳng AB dài mấy mét?

- Em hãy kiểm tra bằng cách dùng thước dây để đo độ dài đoạn thẳng AB.

Hướng dẫn giải:

  • Bước 10 bước dọc theo sân trường cho thật thẳng, sau đó ước lượng xem đoạn thẳng từ A đến B dài bao nhiêu mét và kiểm tra lại bằng thước dây.

Cách giải :

Bước 10 bước dọc theo sân trường cho thật thẳng, sau đó ước lượng xem đoạn thẳng từ A đến B dài bao nhiêu mét và kiểm tra lại bằng thước dây.

Ví dụ mỗi bước chân em khoảng 20cm thì từ điểm A đến điểm B theo 10 bước chân sẽ có khoảng cách là :

                            10 × 20 = 200cm = 2m

1.4.  Giải bài tập Sách giáo khoa Thực hành (tiếp theo) trang 159

Bài 1: Chiều dài bảng của lớp học là 3m. Em hãy vẽ đoạn thẳng hiển thị chiều dài bảng đồ trên bản đồ tỉ lệ 1:50.

Hướng dẫn giải:

  • Đổi 3m = 300cm (hoặc 3m = 3000mm).
  • Tính độ dài của chiều dài bảng trên bản đồ ta lấy 300cm chia cho 50 (hoặc lấy 3000mm chia cho 50).
  • Vẽ đoạn thẳng có độ dài vừa tính được ở bước trên trên bản đồ.

Bài giải

Đổi 3m = 300cm

Độ dài của chiều dài bảng trên bản đồ là :

       300 : 50 = 6cm

Vẽ một đoạn thẳng có độ dài 6cm trên bản đồ. Đó chính là đoạn thẳng hiển thị chiều dài bảng đồ trên bản đồ tỉ lệ 1:50.

Bài 2: Nền của một phòng học là hình chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng 6m. Em hãy vẽ hình chữ nhật biểu thị nền phòng học đó trên bản đồ tỉ lệ 1:200.

Hướng dẫn giải:

  • Đổi số đo chiều dài và chiều rộng sang đơn vị có số đo là xăng-ti-mét.
  • Với bản đổ tỉ lệ 1:200, muốn tìm độ dài trên bản đồ của các cạnh ta lấy chiều dài thực tế của các cạnh đó (với đơn vị đo là xăng-ti-mét) chia cho 200.
  • Vẽ hình chữ nhật với các kích thước vừa tìm được ở trên.

Bài giải

 Đổi 8m = 800cm, 6m = 600cm

Chiều dài nền phòng học đó trên bản đồ là :

    800 : 200 = 4(cm) 

Chiều rộng nền phòng học đó trên bản đồ là :

    600 : 200 = 3(cm) 

Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm. Đó chính là hình chữ nhật biểu thị nền phòng học đó trên bản đồ tỉ lệ 1:200.

Hỏi đáp về Thực hành

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em. 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?