Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn luyện đọc Tiếng vọng
a. Luyện đọc
- Đọc những từ khó:
- giữ chặt, ngon lành, trong vắt, lạnh ngắt, mãi mãi
- Đọc diễn cảm
- Đêm ấy / tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa
- Sự ấm áp gối chăn / đã giữ chặt tôi//
b. Đọc - hiểu
- Nội dung:
- Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. Hiểu được điều tác giả muốn nói: Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tiếng vọng
Câu 1 (trang 108 sgk Tiếng Việt 5): Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?
Gợi ý:
- Con chim sẻ nhỏ chết trong cơn bão, xác lạnh ngắt lại bị mèo tha đi. Nó chết để lại trong tổ những quả trứng. Không còn có mẹ ủ ấp, những chú chim non sẽ mãi mãi chẳng ra đời.
Câu 2 (trang 108 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ?
Gợi ý:
- Tác giả băn khoăn day dứt về cái chết của con chim sẻ rồi tự trách mình ích kỷ vì: trong đêm mưa bão, nghe cánh chim đập cửa, tác giả đã nằm trong chăn ấm, không muốn dậy mở cửa cho sẻ tránh mưa, vô tình đã gây nên hậu quả đau lòng.
Câu 3 (trang 108 sgk Tiếng Việt 5): Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả?
Gợi ý:
- Để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả là hình ảnh những quả trứng không có mẹ ủ. Tác giả thấy chúng cả trong giấc ngủ, tiếng lăn như đá lở ở trên ngàn. Chính vì vậy ông đặt tên bài thơ là Tiếng vọng
Câu 4 (trang 108 sgk Tiếng Việt 5): Hãy đặt một tên khác cho bài thơ?
Gợi ý:
- Tên khác của bài thơ: Sự ân hận muộn màng, cánh chim đập cửa, cái chết của con chim sẻ nhỏ...
- Thông qua bài giảng Tập đọc: Tiếng vọng, các em cần nắm được
- Cách đọc lưu loát toàn bài thơ.
- Nắm được những ý chính của bài thơ: Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. Hiểu được điều tác giả muốn nói: Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.
- Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập làm văn: Trả bài văn tả cảnh cho tiết học tiếp theo.