Tập đọc: Hành trình của bầy ong

Qua tiết Tập đọc: Hành trình của bầy ong  giúp các em biết cách đọc diễn cảm được bài thơ. Đồng thời, các em cần nắm được nội dung, ý nghĩa toàn bài: Hiểu những phẩm chất đáng quý cùa bầy ong: cần cù làm việc có ích cho đời, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Hành trình của bầy ong

a. Phát âm

  • sóng tràn, chắn bão, quần đảo, rong ruổi, chắt trong.

b. Luyện đọc diễn cảm

Hàng cây chắn bão / dịu dàng mùa hoa.

Có loài hoa nở / như là không tên.

Rù rì đôi cánh / nối liền mùa hoa.

Đất nơi đâu / cũng tìm ra ngọt ngào.

Lặng thầm thay / những con đường ong bay.

Men trời đất / đủ làm say đất trời.

Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày.

c. Đọc - hiểu

  • Giải nghĩa từ
    • Đẫm: Ướt sũng (đẫm nắng trời: ý nói đôi cánh ong tắm trong ánh nắng như thấm đẫm nắng trời).
    • Rong ruổi: Đi liên tục trên chặng đường dài, nhằm mục đích nhất định.
    • Nối liền mùa hoa: Bầy ong đi lấy mật từ mùa hoa ở nơi này đến mùa hoa ở nơi khác làm cho các mùa hoa như nối liền lại với nhau.
    • Men: Chất được dùng trong quá trình làm bia, rượu; chất gây say.
  • Bố cục: 4 đoạn
    • Đoạn 1: "Với đôi cánh đẫm nắng trời"… "mở ra sắc màu".
    • Đoạn 2: "Tìm nơi thăm thẳm" …. "như là không tên".
    • Đoạn 3: "Bầy ong rong ruổi" … "mang vào mật thơm".
    • Đoạn 4: "Chắt trong vị ngọt" … "tàn phai tháng ngày".
  • Nội dung
    • Bài thơ ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hành trình của bầy ong

Câu 1 (trang 119 sgk Tiếng Việt 5): Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?

Gợi ý:

  • Những chi tiết trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong:
    • Thể hiện sự vô cùng của không gian: đôi cánh của bầy ong đẫm nắng trời, không gian là cả nẻo đường xa.
    • Thể hiện sự vô tận của thời gian: bầy ong bay đến trọn đời, thời gian vô tận.

Câu 2 (trang 119 sgk Tiếng Việt 5): Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào? Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?

Gợi ý:

  • Bầy ong đến tìm mật ở khắp nơi, rong ruổi trăm miền: ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa. Ong nối liền các mùa hoa, nối rừng hoang với đảo xa. Ong chăm chỉ, cần mẫn: giá hoa có ở trên trời cao thì bầy ong cũng dám bay lên để mang về mật thơm.
  • Vẻ đẹp của những nơi mà ong đến: nơi rừng sâu bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban, biển xa (có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa), và nơi quần đảo (có loài hoa nở như là không tên).

Câu 3 (trang 119 sgk Tiếng Việt 5): Em hiểu nghĩa câu thơ "Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào" thế nào?

Gợi ý:

  • Câu thơ "Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào" có nghĩa là đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, giỏi giang cũng tìm được hoa để làm mật, đem lại hương ngọt ngào cho đời.

Câu 4 (trang 119 sgk Tiếng Việt 5): Qua hai dòng thơ cuối bài, tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong?

Gợi ý:

  • Qua 2 dòng cuối bài thơ nhà thơ muốn nói:
    • Công việc của loài ong có ý nghĩa thật lớn lao đẹp đẽ: ong giữ hộ cho người những mùa hoa tàn, đã chắt được trong vị ngọt, mùi hương của hoa những giọt mật tinh túy. Thưởng thức mật ong, con người như thấy những mùa hoa sống lại, không tàn phai.

Câu 5 (trang 119 sgk Tiếng Việt 5): Học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.

  • Thông qua bài Tập đọc: Hành trình của bầy ong, các em cần rèn luyện những kĩ năng cơ bản. Đồng thời, các em cần nắm vững được những nội dung trọng tâm như:
    • Kĩ năng
      • Đọc lưu loát toàn bài.
      • Ngắt nhịp đúng từng bộ phận câu trong bài thơ viết theo thể lục bát.
      • Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng.
    • Kiến thức
      • Hiểu các từ ngữ trong bài.
      • Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Hiểu những phẩm chất đáng quý cùa bầy ong: cần cù làm việc có ích cho đời, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, để lại hương thơm vị ngọt cho đời.
      • Học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?