Bài học Tập đọc: Thời khó biểu nhằm giúp các em biết cách đọc một thời khóa biểu cụ thể. Từ đó, các em có thể tiến hành lập một thời khóa biểu cho riêng bản thân mình. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn đọc
- Cách đọc:
+ Đọc thời khóa biểu theo từng ngày (thứ - buổi - tiết).
+ Đọc thời khóa biểu theo buổi (buổi - thứ - tiết).
- Nghĩa các từ khó:
+ Thời khóa biểu: lịch cụ thể để thực hiện một hoạt động nào đó.
+ Hoạt động vui chơi: tham gia những trò chơi giải trí.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 1. (trang 58)
Câu hỏi: Đọc thời khóa biểu theo từng ngày (thứ - buổi - tiết).
Gợi ý:
Thứ tư:
- Buổi sáng: tiết 1: Tiếng Việt ; tiết 2: Toán ; tiết 3: Tiếng Việt ; tiết 4: Nghệ thuật.
- Buổi chiều: tiết 1: Nghệ thuật ; tiết 2: Thể dục ; tiết 3: Hoạt động tập thể.
Câu 2. (trang 58)
Câu hỏi: Đọc thời khóa biểu theo buổi (buổi - thứ - tiết).
Gợi ý:
- Buổi sáng: Thứ 5, tiết 1: Tiếng Việt ; tiết 2: Toán ; tiết 3: Tiếng Việt ; tiết 4: Tự nhiên và xã hội.
- Buổi chiều: Thứ 6, tiết 1: Toán ; tiết 2: Tiếng Việt; tiết 3: Hoạt động tập thể.
Câu 3. (trang 58)
Câu hỏi: Đọc và ghi lại số tiết học chính (ô màu hồng), số tiết học bổ sung (ô màu xanh), và số tiết học tự chọn (ô màu vàng).
Gợi ý:
- Tiết học chính:
+ Tiếng Việt: 10 tiết.
+ Toán: 5 tiết.
+ Đạo đức: 1 tiết.
+ Nghệ thuật: 3 tiết.
- Tiết học bổ sung:
+ Tiếng Việt: 2 tiết.
+ Toán: 2 tiết.
+ Thể dục: 1 tiết.
+ Nghệ thuật: 3 tiết.
- Tiết học tự chọn:
+ Tin học: 1 tiết.
+ Ngoại ngữ: 2 tiết.
Câu 4. (trang 58)
Câu hỏi: Em cần thời khóa biểu để làm gì?
Gợi ý:
- Thời khóa biểu giúp em sắp xếp thời gian hợp lí, biết chuẩn bị bài và đồ dùng học tập cho đúng.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Biết cách đọc một thời khóa biểu cụ thể.
+ Lập được thời khóa biểu cho bản thân.
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.