Chính tả: Nghe - viết: Cô giáo lớp em

Bài học:  Chính tả: Nghe - viết: Cô giáo lớp em  nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng Nghe - viết một văn bản. Từ đó, các em có thể trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em có thêm bài học hay và thú vị.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Câu 1 trang 61 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Nghe - viết: Cô giáo lớp em (khổ thơ 2 và 3):

Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

 

Những lời cô giáo giảng

Ấm trang vở thơm tho

Yêu thương em ngắm mãi

Những điểm mười cô cho.

- Mỗi dòng thơ có mấy chữ?

- Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết thế nào?

Gợi ý:

- Mỗi dòng thơ có 5 chữ.

- Các chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa.

1.2. Câu 2 trang 61 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Tìm các tiếng và từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống trong bảng:

Gợi ý:

1.3. Câu 3 trang 61 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi:

a. Em chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào mỗi chỗ trống?

(che, tre, trăng, trắng)

Quê hương là cầu ... nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng ...

Quê hương là đêm .... tỏ

Hoa cau rụng .... ngoài thềm.

ĐỖ TRUNG QUÂN

b. Tìm 2 từ ngữ có tiếng mang vần iên, 2 từ ngữ có tiếng mang vần iêng.

Gợi ý:

a. Điền vào chỗ trống:

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

ĐỖ TRUNG QUÂN

b. Các từ ngữ:

- Từ ngữ có tiếng mang vần iên : cô tiên, thiên nhiên, liên quan, biên bản, kiên định,…

- Từ ngữ có tiếng mang vần iêng : chiêng trống, khiêng hàng, xiềng xích, cái kiềng,…

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Rèn luyện kĩ năng Nghe - viết một văn bản tốt.

+ Trau dồi thêm vốn từ phong phú.

- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập làm văn: Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời khóa biểu để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?