Chúng tôi mời các em tham khảo bài giảng Quang cảnh làng mạc ngày mùa để có thêm những kiến thức cần thiết trước khi đến lớp với bài học mới. Chúc các em có thêm những kiến thức thú vị và bổ ích từ bài học.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn đọc
- Đọc đúng và chuẩn xác các từ ngữ: quang cảnh, làng mạc, ngày mùa, màu vàng, nhau, sương, vàng xuộm, vườn, lắc lư, xõa, mải miết, ngay
- Ngừng nghỉ đúng các dấu câu có trong bài (ngắt giọng lô-gích), nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật.
- Chú ý nghĩa một số từ khó
- Lụi: cây cùng loại với cây cau; cao một hai mét; lá xẻ hình quạt; thân nhỏ, thẳng và rắn, thường dùng làm gậy
- Kéo đá: dùng trâu bì kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 1: (SGK trang 11) Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó.
- Lúa - vàng xuộm
- Nắng - vàng hoe
- Xoan - vàng lịm
- Lá mít - vàng ối
- Tàu đu đủ, lá sắn héo - vàng tươi
- Quả chuối - chín vàng
- Tàu lá chuối - vàng ối
- Bụi mía - vàng xọng
- Rơm, thóc - vàng giòn
- Gà, chó - vàng mượt
- Mái nhà rơm - vàng mới
- Tất cả - một màu vàng trù phú, đầm ấm.
Câu 2: (SGK trang 11) Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì.
Gợi ý: Các em có thể chọn bấ kì từ chỉ màu vàng nào trong bài mà các em thích. Các em có thể tham khảo ý kiến dưới đây.
- Xoan - vàng lịm → là màu vàng của quả đã chín hết mức, gợi cảm giác ngọt lịm
- Nắng - vàng hoe → là màu vàng nhạt, tươi sáng. Nắng vàng hoe giữa mùa đông là nắng đẹp và ấm áp, không gay gắt, nóng bức.
- Bụi mía - vàng xọng → là màu vàng chứa nước đầy ắp. Tả bụi mía như thế đủ thấy bụi mía rất tươi tốt.
Câu 3: (SGK trang 11) Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
- Những chi tiết về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động là:
- Những chi tiết về thời tiết là:
- Quang cảnh đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm.
- Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao như lúc sắp bước vào mùa đông.
- Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ.
- Ngày không nắng, không mưa.
- Những chi tiết về con người là:
- Không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã.
- Cứ buông bát đũa lại đi ngay.
- Cứ trở dậy là ra đồng ngay.
- Những chi tiết về thời tiết là:
Câu 4: (SGK trang 11) Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
- Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương: Tình yêu quê hương tha thiết với khung cảnh, làng mạc. Một tình yêu quê hướng sâu sắc được cảm nhận qua những hình ảnh hết sức quen thuộc và gần gũi với quê hương.
- Học xong bài này, các em cần nắm:
- Hiểu các từ ngữ có trong bài, phân biệt được sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc dùng trong bài.
- Hiểu được nội dung chính: Bài văn miêu tả cảnh đẹp, sinh động và trù phú của làng quê giữa ngày mùa, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập làm văn Cấu tạo của bài văn tả cảnh để chuẩn bị cho bài học tiếp theo.