Bài giảng Mưa giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát một bài thơ. Đồng thời hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Tả cảnh trời mưa và cảnh sum họp đầm ấm của gia đình tác giả trong một buổi chiều mưa.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn luyện đọc Mưa
a. Luyện đọc
- Đọc đúng các từ khó
- Lũ lượt, lửa reo, lặn lội
- Đọc diễn cảm:
Chỉ thương / bác ếch
Lặn lội / trong mưa
Xem từng / cụm lúa
Phất cờ / lên chưa
b. Đọc - hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
- Lũ lượt: nối tiếp nhau, không ngớt.
- Lật đật: có dáng vội vã, vất vả.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Mưa
Câu 1 (trang 135 sgk Tiếng Việt 3): Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ.
Gợi ý:
- Sau đây là các hình ảnh gợi tả cơn mưa:
- Mây đen lũ lượt kéo về
- Mặt trời lật đật chui vào trong mây
- Chớp đông, chớp tây
- Mưa nặng hạt
- Cây lá xoè tay hứng nước.
- Gió reo hát
- Chớp dồn tiếng sấm chạy trong mưa.
Câu 2 (trang 135 sgk Tiếng Việt 3): Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào?
Gợi ý:
- Trong ngày mưa, cả gia đình quây quần bên bếp lửa. Cảnh sinh hoạt đó thật là ấm cúng:
Bà xỏ kim khâu
Chị ngồi đọc sách
Mẹ làm bánh khoai
Lửa reo tí tách.
Câu 3 (trang 135 sgk Tiếng Việt 3): Vì sao mọi người thương bác ếch?
Gợi ý:
- Mọi người thương bác ếch vì: bác vẫn đang lặn lội trong mưa gió lạnh lùng để lo cho từng cụm lúa dưới ruộng.
Câu 4 (trang 135 sgk Tiếng Việt 3): Hình ảnh bác ếch gợi em nghĩ đến ai?
Gợi ý:
- Hình ảnh bác ếch gợi em nghĩ đến nhiều bà con nông dân, cả khi mưa gió tơi bời, vẫn cặm cụi ngoài đồng để chăm lo cho lúa mạ, ruộng nương.
- Thông qua bài giảng Tập đọc: Mưa, các em cần nắm được:
- Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng đọc diễn cảm.
- Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
- Nắm được những ý chính của bài thơ: Tả cảnh trời mưa và cảnh sum họp đầm ấm của gia đình tác giả trong một buổi chiều mưa.
- Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên cho tiết học tiếp theo.