Tập đọc: Một chuyên gia máy xúc

Bài giảng tập đọc Một chuyên gia máy xúc được biên soạn chi tiết, rõ ràng giúp các em học sinh biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm, thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn luyện đọc

a. Đọc thành tiếng

  • Đọc đúng các tiếng có âm, vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương, đọc đúng và liền mạch tên phiên âm người nước ngoài (A-lếch-xây). Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi theo đúng các dấu câu và giữa các cụm từ.
  • Đọc các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do phát âm địa phương, câu khó hoặc đoạn văn có những câu văn dài ngắn đan xen, câu có lời đối thoại giữa các nhân vật.
  • Các từ khó
    • Nhạt loãng
    • Gầu
    • Khuôn mặt
    • A-lếch-xây
    • Nắm lấy bàn tay

b. Đọc diễn cảm

  • Giọng kể xen với giọng tả nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc.
  • Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm, thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Chuyển giọng linh hoạt cho hợp với đặc điểm từng đoạn: kể, tả, đối thoại.
  • Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật. Đoạn đối thoại giữa hai người bạn đồng nghiệp lần đầu gặp gỡ, làm quen với nhau - đọc với giọng thân ái, hồ hởi.
  • Diễn cảm toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện;

A - lếch - xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh,/ mỉm cười,/ hỏi://

- Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi ?

Tính đến nay là năm thứ mười một. // - Tôi đáp.

Thế là/ A - lếch - xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói://

- Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy,/ đồng chí Thủy ạ!

Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A - lếch – xây//.

c. Đọc hiểu

  • Từ ngữ
    • Công trường: Nơi tập trung người, máy móc, dụng cụ...để thực hiện việc xây dựng hoặc khai thác
    • Hòa sắc: Sự phối hợp màu sắc
    • Điểm tâm: Ăn lót dạ
    • Chất phát: Thật thà, mộc mạc
    • Phiên dịch: Dịch từ ngôn ngữ dân tộc này sang ngôn ngữu dân tộc khác
    • Chuyên gia: Ở đây chỉ cán bộ kĩ thuật nước ngoài sang giúp nước ta
    • Đồng nghiệp: Những người cùng làm một nghề.
  • Bố cục
    • Chia làm 4 đoạn
      • Đoạn 1: Từ đầu…”hòa sắc êm dịu”
      • Đoạn 2: “Chiếc máy xúc”…”thân mật”
      • Đọan 3: “Đoàn xe tải”…”chuyên gia máy xúc”
      • Đoạn 4: Còn lại
  • Ý nghĩa
    • Tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn,
    • Thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 46 sgk Tiếng Việt 5): Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở đâu?

  • Anh Thủy gặp A-lếch-xây trên công trường lao động.
  • Đó là một buổi sáng đầu xuân đẹp trời, khi anh đang điều khiển máy xúc làm việc.

Câu 2 (trang 46 sgk Tiếng Việt 5): Dáng vẻ của A-lếch-xay có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?

  • A-lếch-xây có một vóc người cao lớn, dáng đứng sừng sững. Mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng.
  • Bộ quần áo xanh màu công nhân, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phắc.

→ Tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật.

Câu 3 (trang 46 sgk Tiếng Việt 5): Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?

  • Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp (Việt Nam và Liên Xô) diễn ra thật thân mật, thể hiện ở các chi tiết:
    • Qua lời thoại thân mật:

A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười hỏi:

- Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?

- Tính đến nay là năm thứ mười một – tôi đáp.

  • Qua cái bắt tay nồng ấm:

Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:

- Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!

Câu 4 (trang 46 sgk Tiếng Việt 5): Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?

  • Hoc sinh tự cảm nhận và nói lên chi tiết đáng nhớ nhất, giải thích nguyên nhân đầy đủ.
  • Gợi ý
    • Chi tiết cuối bài là chi tiết đáng nhớ nhất: "Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc.......và nói:"Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí ạ!".
    • Vì qua chi tiết này đã thể hiện rất rõ nhân cách của A-lếch-xây. Một chuyên gia máy xúc rất gần gũi, giản dị vừa là người thầy, người đồng chí, người bạn của anh Thủy, một công nhân Việt Nam.
  • Thông qua tiết Tập đọc: Một chuyên gia máy xúc, các em cần nắm được những kiến thức trọng tâm trong bài. Đồng thời, giúp rèn luyện những kĩ năng cần thiết và hình thành thái độ sống và học tập đúng đắn cho các em:
    • Kiến thức
      • Hiểu được các từ ngữ trong đoạn bài, diễn biến câu chuyện.
      • Ý chính: qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn, bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
    • Kĩ năng
      • Đọc lưu loát toàn bài
      • Đọc đúng các từ ngữ: A-lếch-xây, nhạt loãng, hòa sắc
      • Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.
      • Đọc đúng lối đối thoại, thể hiện giọng nói của từng nhân vật
    • Thái độ
      • Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tinh đoàn kết hữu nghị

>>> Ngoài ra, để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo mời các em xem thêm bài giảng chính tả nghe viết Một chuyên gia máy xúc.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?