Chính tả Nghe - viết: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ

Trong tiết học hôm nay, các em nghe - viết chính tả: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ và làm một số bài tập giúp các em tiếp tục củng cố hiểu biết về mô hình cấu tạo vần và qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng để viết chính tả chính xác hơn.  

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn viết

  • Chú ý những từ khó

    • Phrăng Đơ Bô-en
    • Chiến tranh
    • Phan Lăng
    • Khuất phục
    • Dụ dỗ

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 38 sgk Tiếng Việt 5): Nghe – viết: Anh bộ đôi Cụ Hồ gốc Bỉ

  • Học sinh tự viết.
  • Chú ý cách viết tên riêng người nước ngoài.

Câu 2 (trang 38 sgk Tiếng Việt 5): Chép vần của các tiếng in đậm trong câu sau về mô hình cấu tạo vần. Cho biết các tiếng ấy có gì giống nhau và khác nhau về cấu tạo.

"Nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược, năm 1949, ông chạy sang hàng ngũ quân đội ta, lấy tên Việt là Phan Lăng".

a. Mô hình cấu tạo vần

Tiếng Vần
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Nghĩa ... ia ...
Chiến ... n

b. So sánh

Giống nhau
  • Hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái
Khác nhau
  • Tiếng "chiến" có âm cuối. Tiếng "nghĩa" không có âm cuối.
  • Tiếng "chiến" dấu thanh đặt ở chữu cái thứ hai của âm chính (nguyên âm đối). Tiếng "nghĩa"  dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính.

Câu 3 (trang 38 sgk Tiếng Việt 5): Nêu quy tắc ghi dấu thanh của các tiếng trên.

  • Đối với tiếng có âm cuối, dấu thanh đặt ở chữ các thứ hai của âm chính (nguyên âm đôi).
  • Đối với tiếng không có âm cuối, đặt dấu thanh ở chữ cái thứ nhất của âm chính (nguyên âm đôi).
  • Thông qua bài viết chính tả giúp các em rèn luyện những kĩ năng và nắm chắc những kiến thức cơ bản như sau:
    • Kĩ năng
      • Giúp các em rèn kĩ năng viết đúng chính tả, bài viết không mắc quá 5 lỗi.
      • Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
      • Chú ý cách viết tên riêng người nước ngoài: Phrăng Đơ Bô-en. 
    • Thái độ
      • Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.
    • Kiến thức
      • Nắm chắc mô hình cấu tạo vần
      • Quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có "ia", "iê".
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?