Chúng tôi mời các em tham khảo bài học Tập đọc: Điện thoại để chuẩn bị cho bài tốt hơn trước khi đến lớp. Mong rằng, với bài học này, các em sẽ học thêm nhiều điều hay và bổ ích.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hướng dẫn cách đọc
- Cách đọc:
+ Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
+ Đọc đúng các từ, tiếng khó.
+ Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài với giọng chậm rãi.
- Nghĩa các từ khó:
- Điện thoại: máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác.
- Mừng quýnh: mừng quá, cuống lên.
- Ngập ngừng: (nói) ngắt quãng vì ngại.
- Bâng khuâng: (nghĩ) lan man, ngẩn người ra.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 1. (trang 99 SGK Tiếng Việt 2)
Nói lại những việc Tường làm khi nghe tiếng chuông điện thoại.
Gợi ý:
Những việc Tường làm khi nghe tiếng chuông điện thoại là : chuông tới hồi thứ ba, em nhấc ống nghe lên, áp một đầu vào tai và giới thiệu :
- A lô ! Cháu là Tường, con mẹ Bình, nghe đây ạ.
Câu 2. (trang 99 SGK Tiếng Việt 2)
Cách nói trên điện thoại có điểm gì giống và điểm gì khác cách nói chuyện bình thường :
Gợi ý:
a) Cách chào hỏi, giới thiệu thế nào ?
Cách chào hỏi trên điện thoại giống với cách nói chuyện bình thường. Chỉ khác ở chỗ: khi nhấc máy lên ta phải giới thiệu luôn để tránh gây hiểu nhầm cho người nghe ở đầu dây bên kia.
b) Độ dài của lời nói ra sao ?
Độ dài của lời nói trên điện thoại ngắn gọn hơn nói chuyện bình thường.
Câu 3. (trang 99 SGK Tiếng Việt 2)
Tường có nghe bố mẹ nói chuyện trên điện thoại không ? Vì sao ?
Gợi ý:
Tường không nghe bố mẹ nói chuyện trên điện thoại vì như thế là không lịch sự.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.
+ Nắm được nghĩa các từ khó trong bài.
+ Hiểu nội dung bài tập đọc đó là tình yêu thương sâu nặng của người bố dành cho con.
+ Các em có thể tham khảo thêm Luyện từ và câu. Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm. Dấu phấy để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.