Chúng tôi xin giới thiệu đến các em bài học Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy nhằm giúp các em phân biệt được những từ ngữ về cảm cảm. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích để các em tham khảo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Câu 1 trang 99 SGK Tiếng Việt 2
Ghép những tiếng sau thành những từ có hai tiếng : yêu, thương, quý, mến, kính.
Gợi ý:
yêu thương, yêu quý, yêu mến, thương yêu, thương mến, quý mến, mến yêu, mến thương, kính yêu, kính mến.
1.2. Câu 2 trang 99 SGK Tiếng Việt 2
Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh ?
a) Cháu ... ông bà.
b) Con ... cha mẹ.
c) Em ... anh chị
Gợi ý:
a) Cháu ... ông bà.
- Các từ thích hợp là: kính yêu, yêu thương, yêu mến, kính mến, thương yêu, …
b) Con ... cha mẹ.
- Các từ thích hợp là: kính yêu, yêu thương, yêu mến, kính mến, thương yêu, …
c) Em ... anh chị
- Các từ thích hợp là: yêu mến, yêu quý, thương yêu, yêu thương,…
1.3. Câu 3 trang 100 SGK Tiếng Việt 2
Nhìn tranh, nói 2-3 câu về hoạt động của mẹ và con.
Gợi ý:
Lan vui mừng khoe với mẹ điểm mười đỏ chói cô giáo chấm sáng nay. Mẹ mỉm cười hạnh phúc, khen Lan chăm ngoan. Trên tay mẹ, bé Na vẫn ngủ ngon lành.
1.4. Câu 4 trang 100 SGK Tiếng Việt 2
Có thể đặt dấu phẩy vảo chỗ nào trong mỗi câu sau ?
a) Chăn màn quần áo được xếp gọn gàng.
b) Giường tủ bàn ghế được kê ngay ngắn.
c) Giày dép mũ nón được để đúng chỗ.
Gợi ý:
a) Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng.
b) Giường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn.
c) Giày dép, mũ nón được để đúng chỗ.
Lời kết
- Thông qua bài học Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản và trọng tâm nhất như:
+ Nắm những từ ngữ về tình cảm.
+ Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập trong SGK.
+ Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập đọc: Mẹ để chuẩn bị thật tốt cho tiết học sau.