TÀI LIỆU LÍ THUYẾT BỒI DƯỠNG HSG CHỦ ĐỀ TUẦN HOÀN
SINH HỌC 8 NĂM 2020
1. Máu và môi trường trong cơ thể
1.1. Máu
Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Chức năng chính của của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như khí carbonic và acid lactic. Máu cũng là phương tiện vận chuyển các của các tế bào (cả tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể lẫn tế bào bệnh lý) và các chất khác nhau (các amino acid, lipid, hormone) giữa các tổ chức và cơ quan trong cơ thể. Các rối loạn về thành phần cấu tạo của máu hay ảnh hưởng đến sự tuần hoàn bình thường của nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan khác nhau.
1.2. Môi trường trong cơ thể
Thành phần của môi trường trong
- Thành phần cấu tạo của máu
+ Máu được cấu tạo bởi một số loại tế bào khác nhau hay còn gọi là thành phần hữu hình và huyết tương. Thành phần hữu hình chiếm đến 40% thể tích máu toàn bộ. Trên lâm sàng, thành phần này thường phản ánh bằng khái niệm Hê ma tô crít (hematocrit), một xét nghiệm đơn giản để phát hiện thiếu máu. Huyết tương chiếm 60% thể tích còn lại của máu. Độ pH của máu động mạch thường xấp xỉ 7,40 (dao động từ 7,35 đến 7,45). pH máu giảm xuống dưới 7,35 được xem là toan máu (thường do nhiễm toan) và pH trên 7,45 được gọi là kiềm máu (thường do nhiễm kiềm). pH máu cùng với các chỉ số áp lực riêng phần của carbonic (PaCO2), bicarbonate (HCO3-) và kiềm dư (base excess) là những chỉ số xét nghiệm khí máu có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi cân bằng toan-kiềm của cơ thể. Tỷ lệ thể tích máu so với cơ thể thay đổi theo lứa tuổi và tình trạng sinh lý bệnh. Trẻ nhỏ có tỷ lệ này cao hơn người trưởng thành. Phụ nữa có thai tỷ lệ này cũng tăng hơn phụ nữ bình thường. Ở người trưởng thành phương Tây, thể tích máu trung bình vào khoảng 5 lít trong đó có 2,7 đến 3 lít huyết tương. Diện tích bề mặt của các hồng cầu (rất quan trọng trong trao đổi khí) lớn gấp 2 000 lần diện tích da cơ thể.
+ Các thành phần hữu hình gồm:
Hồng cầu: chiếm khoảng 96%. Ở động vật có vú, hồng cầu trưởng thành mất nhân và các bào quan. Hồng cầu chứa haemoglobin và có nhiệm vụ chính là vận chuyển và phân phối ôxy.
Bạch cầu: chiếm khoảng 3% là một phần quan trọng của hệ miễn dịch có nhiệm vụ tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng và phát động đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Tiểu cầu: chiếm khoảng 1%, chịu trách nhiệm trong quá trình đông máu. Tiểu cầu tham gia rất sớm vào việc hình thành nút tiểu cầu, bước khởi đầu của quá trình hình thành cục máu đông trong chấn thương mạch máu nhỏ.
Huyết tương là dung dịch chứa đến 96% nước, 4% là các protein huyết tương và rất nhiều chất khác với một lượng nhỏ, đôi khi chỉ ở dạng vết. Các thành phần chính của huyết tương gồm:
- Albumin Các yếu tố đông máu.
- Các globulin miễn dịch (immunoglobulin) hay kháng thể (antibody)
- Các hormone Các protein khác
- Các chất điện giải (chủ yếu là Natri và Clo, ngoài ra còn có can xi, kali, phosphate.
- Các chất thải khác của cơ thể.
Trong cơ thể, dưới tác động của cơ tim, hệ thần kinh thực vật và các hormone, máu lưu thông không theo quy luật của lực trọng trường. Ví dụ não là cơ quan nằm cao nhất nhưng lại nhận lượng máu rất lớn (nếu tính theo khối lượng tổ chức não) so với bàn chân, đặc biệt là trong lúc lao động trí óc.
Ở người và các sinh vật sử dụng haemoglobin khác, máu được ôxy hóa có màu đỏ tươi (máu động mạch). Máu khử ôxy có màu đỏ bầm (máu tĩnh mạch).
Chức năng của máu
Hô hấp: Huyết sắc tố lấy oxi từ phổi đem cung cấp cho tế bào và vận chuyển khí CO2 từ tế bào ra phổi để thải ra ngoài.
Dinh dưỡng: Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng: Axít amin, axit béo, glucose từ những mao ruột non đến các tế bào và các tổ chức trong cơ thể.
Bài tiết: Máu đem cặn bã của quá trình chuyển hóa đến các cơ quan bài tiết.
Điều hòa hoạt động của cơ thể: Máu chứa các hormon do các tuyến nội tiết tiết ra có tác dụng điều hòa trao đổi chất và các hoạt động khác.
Điều hòa thân nhiệt: Máu chứa nhiều nước có tỷ lệ nhiệt cao, có tác dụng điều hòa nhiệt ở các cơ quan trong cơ thể.
Bảo vệ cơ thể: Trong máu có nhiều loại bạch cầu có khả năng thực bào, tiêu diệt vi khuẩn. Máu chứa kháng thể và kháng độc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể.
- Mối quan hệ giữa máu, nước mô và bạch huyết.
1.3 Bạch cầu – Miễn dịch
- Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu.
- Các giá trị bình thường của bạch cầu
Các loại bạch cầu | Giá trị tuyệt đối (trong 1mm³) | Tỷ lệ phần trăm |
Đa nhân trung tính - NEUTROPHIL | 1700 - 7000 | 60 - 66% |
Đa nhân ái toan - EOSINOPHIL | 50 - 500 | 2 - 11% |
Đa nhân ái kiềm - BASOPHIL | 10 - 50 | O.5 - 1% |
Mono bào - MONOCYTE | 100 - 1000 | 2 - 2.5% |
Bạch cầu Lymphô - LYMPHOCYTE | 1000 - 4000 | 20 - 25% |
- Miễn dịch là hệ thống các cấu trúc và quá trình sinh học trong một cơ thể bảo vệ bệnh tật của cơ thể sinh vật bằng cách xác định các kháng nguyên lạ và giết chết các vi sinh vật lạ, tế bào bất thường. Đó là mạng lưới vô cùng phức tạp của các tế bào, mô và các bộ phận giúp bảo vệ cơ thể con người khỏi các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, cũng như các rối loạn của tế bào.
1.4. Đông máu và nguyên tắc truyền máu
- Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông bịt kín vết thương.
- Cơ chế đông máu:
+ Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu, các tiểu cầu vỡ ra giải phóng enzim.
+ Enzim làm tơ sinh máu trong huyết tương biến thành tơ máu.
+ Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông.
- Nguyên tắc truyền máu:
Trước khi truyền máu phải xét nghiệm máu để chọn máu truyền cho phù hợp.
Tránh nhận máu nhiễm các tác nhân gây hại.
1.5 Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
Tuần hoàn máu:
+ Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu 0, (đỏ tươi) từ tâm nhỉ trái chảy xuống tâm thất trái rồi theo động mạch chủ đến các cơ quan. Tại đây xảy ra quá trình trao đổi chất giữa máu và tế bào, máu chuyển cho tê bào 0, và chất dinh dưỡng, đồng thời nhận co, và chất thải từ tế bào trở thành máu đỏ thẩm. Máu đỏ thẩm theo tỉnh mạch chủ trên và dưới trở về tâm nhỉ phải.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu nghèo 0, (đỏ thẩm) từ tâm nhỉ phải chảy xuống tâm thất phải rồi theo động mạch phổi đến các mao mạch phổi. Tại đây xảy ra quá trình trao đổi khí giữa máu và phế nang của phổi, máu chuyển cho phê nang khí co,, đồng thời nhận 0, từ phế nang trở thành máu đỏ tươi theo đôi tỉnh mạch phổi trở về tâm nhỉ trái.
Lưu thông bạch huyết:
+ Khái niệm bạch huyết (...).
+ Sự khác nhau giữa bạch huyết và máu (...).
+ Thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết (...).
1.6 Tim và mạch máu
Cấu tạo tim:
+ Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết.
+ Tim gồm 4 ngăn, chia 2 nửa riêng biệt, nửa phải chứa máu đỏ thẩm, nửa trái chứa máu
đỏ tươi.
+ Giữa tâm nhỉ vơi tâm thất có van nhỉ - thất, giữa tâm thất và động mạch có van động mạch có tác dụng chỉ cho máu chảy 1 chiều từ tâm nhỉ xuống tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.
+ Thành cơ tâm thất dày hơn tâm nhỉ, trong đó thành tâm thất trái dày nhất tạo lực co bóp lớn để đẩy máu đi khấp cơ thể còn thành tâm nhỉ phải mỏng nhất để giản rộng tạo sức hút máu từ khấp cơ thể trở về tim.|
1.7 Vận chuyển máu qua hệ mạch. Vệ sinh HTH
Khái niệm huyết áp: Là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch trong quá trình di chuyển.
Vệ sinh tim mạch (Rèn luyện tim mạch): Tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức kết hợp với xoa bóp ngoài da.
---
Trên đây là toàn bộ nội dung Tài liệu lí thuyết bồi dưỡng HSG chủ đề Tuần hoàn môn Sinh học 8 năm 2020. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: