LÍ THUYẾT BỒI DƯỠNG HSG KHÁI QUÁT HỆ CƠ QUAN
SINH HỌC 8 NĂM 2020
1. Hệ vận động người gồm có bộ xương và hệ cơ, hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh. Xương gồm 206 chiếc, dài ngắn khác nhau, hợp lại tạo thành bộ xương nâng đỡ cơ thể, che chở cho các nội quan khỏi những chấn thương lí học. Hệ cơ gồm khoảng 600 cơ tạo thành, là những cơ vân (hay cơ xương) bám vào hai đầu xương giúp cho cơ thể cử động. Nhờ hệ vận động mà cơ thể ta có hình dạng nhất định, thể hiện được những động tác lao động, biểu lộ được những cảm xúc của mình. Trải qua thời kì dài tiến hóa, hệ vận động người được coi là tiến hóa nhất trong sinh giới nói chung và giới Động vật nói riêng.
2. Các hệ cơ quan
Hệ vận động | Bộ xương: các xương mặt, khối xương sọ, xương ức, các xương sườn, xương sống, các xương chân, các xương tay. |
Hệ tuần hoàn | Tim: tâm thất, tâm nhĩ. Mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. |
Hệ miễn dịch | Bạch cầu: bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa a-xit, bạch cầu mô-nô, bạch cầu lim-phô (tế bào B, tế bào T); Các cơ chế: thực bào, tiết kháng khể, phá hủy tế bào nhiễm |
Hệ bạch huyết | Phân hệ: phân hệ lớn, phân hệ nhỏ · |
Hệ hô hấp | Đường dẫn khí: mũi, thanh quản, khí quản, phế quản · Phổi: hai lá phổi, phế nang; Hoạt động hô hấp: sự thở, sự trao đổi khí |
Hệ tiêu hóa | Ống tiêu hóa: miệng, răng, hầu, lưỡi, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, ruột thừa, hậu môn. Các tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến ruột, tuyến tụy |
Hệ bài tiết | Hệ tiết niệu: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái (bàng quang) · |
Hệ vỏ bọc | Da: lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da · Cấu trúc đi kèm: lông - tóc, móng, chỉ tay và vân tay |
Hệ thần kinh | Thần kinh trung ương: não (gồm trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não), tủy sống · Thần kinh ngoại biên: dây thần kinh (dây thần kinh não, dây thần kinh tủy), hạch thần kinh · Phân loại: hệ thần kinh vận động, hệ thần kinh sinh dưỡng (gồm phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm) |
Hệ giác quan | mắt - thị giác (màng cứng, màng mạch, màng lưới), tai - thính giác (tai ngoài, tai giữa, tai trong) · mũi - khứu giác (lông niêm mạc), lưỡi – vị giác (gai vị giác), da - xúc giác (thụ quan) |
Hệ nội tiết | Nội tiết não: vùng dưới đồi, tuyến tùng, tuyến yên · Nội tiết ngực: tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức · Nội tiết bụng: tuyến trên thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục (buồng trứng (ở nữ), tinh hoàn (ở nam)) |
Hệ sinh dục | Cơ quan sinh dục nam: tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật, tuyến tiền liệt, tuyến hành, bìu · Cơ quan sinh dục nữ: buồng trứng, vòi trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm vật, cửa mình |
3. Hoạt động của cơ
- Công cơ: Khi cơ co tạo ra một lực tác động vào vật làm vật di chuyển tức là đã sinh ra công.
+ Công cơ phụ thuộc vào các yếu tố:
- Trạng thái thần kinh.
- Nhịp độ lao động.
- Khối lượng của vật
- Sự mỏi cơ: Là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu ® Biên độ co cơ giảm dần và ngừng hẳn
1.4 Bài tập minh họa
Câu 1: Bằng một ví dụ em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà hoạt động của các hệ cở quan trong cơ thể.
Trả lời: VD về cơ chế điều hoà huyết áp: Khi huyết áp tăng thì thụ thể áp lực ở mạch máu tiếp nhận và báo về trung khu điều hoà tim mạch ở thành não. Từ trung khu điều hoà tim mạch, xung thần kinh theo dây ly tâm đến tim và mạch máu làm tim giảm nhịp, giảm lực co bóp, mạch máu giản rộng. Kết quả là huyết áp giảm xuống và trở lại bình thường. Sự thay đổi huyết áp ở mạch máu lúc này lại được thụ thể áp lực ở mạch máu tiếp nhận và thông báo về trung khu điều hoà tim mạch ở thành não (liên hệ ngược).
Câu 2: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
Trả lời: Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như:
- Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện sự trao đổi chất với môi trường.
- Tế bào chất: là nơi xảy ra các hoạt động sống như:
+ Ty thể: là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
+ Ribôxôm: là nơi tổng hợp Prôtêin.
+ Bộ máy Gôngi: thực hiện chức năng bài tiết.
+ Trung thể: Tham gia vào quá trình phân chia và sinh sản của tế bào.
+ Lưới nội chất: đảm bảo sự liên hệ giữa các bào quan.
Tất cả các hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sự sinh sản của cơ thể; đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác các tác động của môi trường sống. Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng và là đơn vị của sự sống cơ thể.
---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lí thuyết bồi dưỡng HSG chủ đề Khái quát hệ cơ quan môn Sinh học 8 năm 2020. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: