Soạn văn 11 Vịnh Khoa thi Hương tóm tắt

1. Bố cục bài thơ

  • Có thể chia làm 3 phần:
    • Hai câu thơ đầu: Giới thiệu khoa thi năm Đinh Dậu
    • Bốn câu thơ tiếp: Thực cảnh trường thi
    • Hai câu thơ cuối: Thái độ, tâm trạng của tác giả

2. Hướng dẫn soạn văn Vịnh Khoa thi Hương 

Câu 1: Hai câu thơ đầu cho thấy kì thi có gì khác thường? (chú ý phân tích từ “lẫn”).

  • Hai câu thơ đầu có tính tự sự, nhằm kể lại kì thi: cứ ba năm lại mở một kì thi để chọn nhân tài giúp ích cho đất nước.
  • Điểm khác thường: trường Nam thi lẫn với trường Hà.
  • Từ “lẫn”: lẫn lộn, diễn tả sự ô hợp, nhố nhăng, nhốn nháo, xuống cấp của chế độ thi cử thời bấy giờ.

Câu 2: Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? (chú ý các từ “lôi thôi”, “ậm ọe”, với biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, các hình ảnh vai đeo lọ của sĩ tử, miệng thét loa của quan trường). Từ hai câu thơ 3 và 4, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?

  • Hình ảnh:
    • Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ ⇒ dáng vè luộm thuộm, nhếch nhác
    • Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa ⇒ cố ra oai.
  • Nghệ thuật:
    • Sử dụng từ láy tượng hình và tượng thanh: ậm ọe, lôi thôi.
    • Phép đối: lôi thôi sĩ tử >< ậm ọe quan trường
    • Đảo ngữ: Đảo trật tự cú pháp “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”
    • Hình ảnh cảnh trường thi lúc này láo nháo, lộn xộn cho thấy sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

Câu 3: Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở 2 câu thơ 5 và 6?

  • Hình ảnh quan sứ, bà đầm cho thấy sự mục ruỗng của chế độ thi cử lúc bấy giờ. Bởi đây là một cuộc thi chọn lựa nhân tài cho đất nước lại xuất hiện sự có mặt của bọn ngoại bang đến như kiểu đi xem hát..
  • Phép đối ở 2 câu thơ 5 và 6: “lọng cắm rợp trời” >< “váy lê quét đất” tạo ra sự trào phúng chua xót: lọng là vật che đầu cho vua lại được đem đối với váy lê quét đất của bà đầm.
  • ⇒ Sự nhục nhã, xót xa.

Câu 4: Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?

  • Hai câu thơ cuối là sự thức tỉnh các sĩ tử và thái độ của nhà thơ trước cảnh nước mất.
    • Câu hỏi tu từ mang tính thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước, nhà thơ hỏi người nhưng cũng là để hỏi mình.
    • Giọng thơ mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.

Trên đây là bài soạn Vịnh Khoa thi Hương tóm tắt do Chúng tôi biên soạn dựa trên hệ thống các câu hỏi trong phần đọc hiểu SGK. Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng tại đây: Bài giảng Vịnh Khoa thi Hương.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?