1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm có 2 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến “không có dịp”): Quang cảnh bên ngoài phủ chúa.
- Phần 2 (Còn lại): Cảnh nội cung phủ chúa và việc khám bệnh cho thế tử.
2. Hướng dẫn soạn văn Vào phủ chúa Trịnh
Câu 1: Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?
- Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh được miêu tả tỉ mĩ và tinh tế với nhiều lớp cửa, màn nhung, có nhiều lính canh gác, khuôn viên cây cối um tùm, đầy sắc hương,…
- Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh: có nhiều người phục dịch, mỗi người một nhiệm vụ, lời lẽ, nghi thức cung kính, lễ độ,…
- Những quan sát, ghi nhận này cho thấy cách nhìn và thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa: dù cảnh đẹp và sang trọng nhưng tác giả lại có một cái nhìn rất dửng dưng, không đồng tình với cách sống tù túng, ăn quá no mà lại thiếu khí trời.
Câu 2: Phân tích những chi tiết trong phủ trong đoạn trích mà anh (chị) cho là “đắt”, có giá trị làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.
- Thế tử, một đứa bé nồi chễm chệ trên sạp vàng, cho thầy thuốc, một cụ già, lạy rồi khen thầy thuốc lạy khéo.
- Bữa cơm đầy, toàn là của ngon vật lạ, mâm vàng, chén bạc.
Câu 3: Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?
- Ông hiểu rõ về căn bệnh của thế tử nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ bị vướng vào đường công danh nhưng sau lại nghĩ đến ơn nghĩa đất nước. Qua sự dằn vặt này cho ta thấy Lê Hữu Trác là người thầy thuốc có đức độ, lương tâm, có kiến thức uyên bác, có kinh nghiệm chữa bệnh và đặc biệt là một người thích tự do không muốn vướng vào vòng danh lợi.
Câu 4: Theo anh (chị), bút pháp kí sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó.
- Ghi chép lại các sự việc, sự kiện trung thực.
- Quan sát tỉ mĩ cả cảnh và người, cách kể khéo léo, lôi cuốn.
- Giọng điệu kể tự nhiên, xem lẫn lời kể và lời bình tạo cho kí sự giàu chất trữ tình.
Trên đây là bài soạn văn Vào phủ chúa Trịnh tóm tắt do Chúng tôi biên soạn và tổng hợp dựa trên hệ thống các câu hỏi trong SGK. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tổng hợp tại đây: Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----