Để giúp các em ôn tập các bài về giải toán, Chúng tôi mời các em tham khảo bài học dưới đây. Hy vọng qua bài học này sẽ giúp các em ôn tập thật tốt bài Số thập phân bằng nhau.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kiến thức cần nhớ
a) Ví dụ: 9dm = 90cm
Mà: 9dm = 0,9m
nên: 0,9m = 0,90m
Vậy 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9
b) Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó
Ví dụ: 0,9 = 0,90= 0,900= 0,9000
8,75 = 8,750= 8,7500 = 8,75000
Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
Ví dụ: 0,9000 = 0,900 = 0,90 = 0,9
8,750000 = 8,75000 =8,7500 = 8,750= 8,75
1.2. Giải bài tập SGK trang 40
Bài 1 SGK trang 40:
Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn:
a) 7,800; 64,9000; 3,0400
b) 2001,300; 35,020; 100,0100
Hướng dẫn giải:
a) 7,800=7,80=7,8
64,9000=64,900=64,90=64,9
3,0400=3,040=3,04
b) 2001,300=2001,30=2001,3
35,020=35,02
100,0100=100,010=100,01
Bài 2 SGK trang 40:
Hãy viết thêm các chữ số 00 vào bên phải phần thập phân của các số thập phân sau đây để các phần thập phân của chúng có số chữ số bằng nhau (đều có ba chữ số):
a) 5,612 17,2 480,59
b) 24,5 80,01 14,678
Hướng dẫn giải:
a) 5,612 17,2=17,200 480,59=480,590
b) 24,5=24,5 80,01=80,010 14,678
Bài 3 SGK trang 40:
Khi viết số thập phân 0,1000,100 dưới dạng phân số thập phân, bạn Lan viết: \(0,100 = \frac{{100}}{{1000}}\); bạn Mỹ viết \(0,100 = \frac{{10}}{{100}}\); bạn Hùng viết: \(0,100 = \frac{{1}}{{100}}\). Ai viết đúng, ai viết sai? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
Vì \(0,100 = \frac{{100}}{{1000}}\) nên Lan viết đúng
\(0,100 = 0,10 = \frac{{10}}{{100}}\) nên Mỹ viết đúng
\(0,100 = 0,1 = \frac{{1}}{{10}}\) nên Hùng vieert sai
Bài tập minh họa
Bài 1: Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân để viết được dưới dạng gọn hơn
6,500; 321,0100; 38,070; 8,0200; 11,730
Giải
6,500 = 6,5
321,0100 = 321,01
38,070 = 38,07
8,0200 = 8,02
11,730 = 11,73
Bài 2: Viết thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của các số thập phân sau đây để các phần thập phân có số chữ số bằng nhau.
19,2; 490,86; 15,612; 81,02; 1925,1
Giải
19,2 = 19,200
490,86 = 490,860
15,612 = 15,612
81,02 = 81,020
1925,1 = 1925,100
Bài 3: Chuyển các phân số thập phân sau đây thành số thập phân, rồi đọc số thập phân
\(\frac{{47}}{{10}}\); \(\frac{{285}}{{10}}\); \(\frac{{874}}{{10}}\)
\(\frac{{2054}}{{100}}\); \(\frac{{3298}}{{1000}}\)
Giải
\(\frac{{47}}{{10}}= 4,7\) đọc là: Bốn phẩy bảy
\(\frac{{285}}{{10}}= 28,5\) đọc là: Hai mươi tám phẩy năm
\(\frac{{874}}{{10}}= 87,4\) đọc là: Tám mươi bảy phẩy bốn
\(\frac{{2054}}{{100}}= 20,84\) đọc là: Hai mươi phẩy tám mươi tư
\(\frac{{3298}}{{1000}}= 3,298\) đọc là: Ba phẩy hai trăm chín mươi tám
Lời kết
Hỏi đáp về Số thập phân bằng nhau
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp. Cộng đồng Toán Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!