Qua bài học giúp các em nắm được khái niệm quan hệ từ. Nhận biết quan hệ từ; cũng như là biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ.
Tóm tắt bài
1.1. Thế nào là quan hệ từ?
-
Xét ví dụ: SGK/ 96 - 97
(a) "Của": quan hệ từ sở hữu.
(b) "Như": quan hệ so sánh.
(c) "Bởi – nên": cặp quan hệ từ nhân – quả.
- Nhận xét: Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả...giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
- Xét ví dụ
(1) Thơ của thiếu nhi
(2) Thơ cho thiếu nhi
(3) Thơ về thiếu nhi
- Phân tích
- Ở câu thứ (1) ta thấy thiếu nhi chính là đối tượng sáng tác thơ
- Câu (2) ta hiểu thơ là dành cho thiếu nhi
- Sang câu thứ (3), ta biết thơ viết về đề tài thiếu nhi
- Nhận xét: Các quan hệ từ có vai trò làm rõ nghĩa cho nội dung câu văn và đối tượng có liên quan
⇒ Câu văn trở nên ró nghĩa hơn khi có quan hệ từ.
1.2. Sử dụng quan hệ từ
- Xét ví dụ 1: SGK/ 97
- Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ
- Lòng tin của nhân dân.
- Nó đến trường bằng xe đạp.
- Viết một bài văn về phong cảnh hồ Tây.
- Làm việc ở nhà.
- Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ:
- Khuôn mặt của cô gái → Khuôn mặt cô gái.
- Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua → Cái tủ bằng gỗ mà anh mới mua.
- Giỏi về toán → Giỏi toán.
- Quyển sách đặt ở trên bàn → Quyển sách đặt trên bàn.
- Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ
- Nhận xét
- Có trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa.
- Có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ . Đó là những trường hợp mà khi bỏ quan hệ từ đi thì câu văn vẫn hiểu được và không thay đổi về nghĩa.
- Ví dụ 2: SGK/ 97
(1) Nếu trời mưa thì tôi nghỉ học → Quan hệ điều kiện - kết quả
(2) Vì trời mưa nên tôi không đi học → Quan hệ nguyên nhân - kết quả
(3) Tuy trời mưa nhưng tôi vẫn đi học → Quan hệ nhượng bộ
(4) Hễ trời mưa thì tôi không đi học → Quan hệ điều kiện - kết quả
(5) Sở dĩ tôi không đi học là vì trời mưa → Quan hệ nguyên nhân
⇒ Có 1 số quan hệ từ được dùng thành cặp với những ý nghĩa quan hệ nhất định.
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề bài: Tìm một số câu ca dao, tục ngữ hay thành ngữ có sử dụng quan hệ từ và chỉ ra ý nghĩa quan hệ của mỗi cặp.
Gợi ý làm bài
Ví dụ 1. Tuy ... nhưng ...: Quan hệ nhượng bộ
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Ví dụ 2. Vì ... cho nên ...: Quan hệ nguyên nhân - kết quả
"Vì chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải đâm bèo thái khoai"
3. Soạn bài Quan hệ từ
Để nắm được khái niệm quan hệ từ, nhận biết quan hệ từ cũng như là biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết, các em có thể tham khảo bài soạn Quan hệ từ.