Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương

Qua bài học giúp các em cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Hồ Xuân Hương (1772 - 1822), quê ở Nghệ An
  • Là nhà thơ tài hoa, độc đáo nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam
  • Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm

 b. Tác phẩm

  • Là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương
  • Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
  • Đề tài: vịnh vật
  • Bố cục: Chia làm 2 phần
    • Hình ảnh bánh trôi nước
    • Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước.

1.2. Đọc -  hiểu Văn bản

a. Hình ảnh bánh trôi nước

Nội dung

  • Hình thức bên ngoài
    • Màu sắc: Trắng
    • Hình dáng: Tròn
    • Nhân: Đỏ son
    • Cách nấu: luộc trong nước
    • Sống: Chìm; Chín: Nổi

→ Tròn trịa, tinh khiết, không pha tạp, có thể thay đổi

  • Chất lượng bên trong: ngon, ngọt, không thay đổi

Nghệ thuật 

  • Nhân hóa
  • Sử dụng cặp quan hệ từ: vừa...vừa hô ứng nhau
  • Đảo ngữ

⇒ Bánh trôi là một loại bánh  vừa đẹp về hình thức, vừa ngon đậm đà và hấp dẫn.

⇒ Thể hiện tình yêu tha thiết với món ăn bình dị, dân dã mang đậm bản sắc dân tộc

b. Vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước

  • Hình thể "vừa trắng lại vừa tròn"
    • Vừa tròn
    • Vừa trắng

→ Vẻ đẹp ngoại hình

→ Xinh đẹp, khỏe mạnh, hoàn hảo

  • Thân phận "bảy nổi ba chìm"
    • Đối lập: Nổi > < Chìm
    • Đảo thành ngữ: Ba chìm, bảy nổi → Bảy nổi, ba chìm

→ Bấp bênh, lận đận, vất vả, trôi nổi và truân chuyên

  • Số phận "rắn nát mặc dầu"

→ Phó thác, phụ thuộc, chìm nổi, bấp bênh và cam chịu

  • Phẩm chất "vẫn giữ tấm lòng son"

→ Sắt son, trong trắng, chung thủy, nghĩa tình

⇒ Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách

=> Phẩm chất cao quí, son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa

  • Nghệ thuật
    • Ẩn dụ
    • Kết cấu chặt chẽ
    • Ngôn ngữ bình dị

⇒ Người phụ nữ mang vẻ đẹp hoàn hảo về hình thể và tâm hồn nhưng cuộc đời lại chịu nhiều nỗi bất hạnh.

  • Tổng kết

    • Nghệ thuật

      • Kết cấu chặt chẽ, độc đáo
      • Ẩn dụ sử dụng qua hệ từ
      • Ngôn ngữ giản dị,thuần việt
      • Biểu cảm ẩn kín qua ẩn dụ
    • Nội dung

      • Miêu tả bánh trôi nước

      • Phản ánh thân phận và phẩm chất người phụ nữ trong xã hội cũ, trân trọng vẻ đẹp của họ
      • Cảm thông cho số phận của họ.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề bài 1: Phân tích tác phẩm "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Tác giả
    • Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thể kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.
    • Bà đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến.
  • Tác phẩm
    • Bài thơ Bánh trôi nước là loại thơ vịnh vật, kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao quý của người phụ nữa.

2. Thân bài

a. Câu 1 & 2: Hình ảnh bánh trôi nước và ý nghĩa ẩn dụ của nó

  • Bánh trôi là thứ bánh hình tròn làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ, lụôc trong nước sôi, chìm nổi vài ba lần là chín.
  • Mượn những đặc điểm đó, Hồ Xuân Hương ám chỉ thân phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ.
    • Họ bị lễ giáo phong kiến ràng buộc
    • Bị tước quyền làm chủ bản thân, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.

b. Câu 3 & 4: Phảm giá trong sách, cao quý của người phụ nữ

  • Tiếp tục vẫn là một hình ảnh có nghĩa ẩn dụ: "Rắn nạt mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son".
    • Ngầm khẳng định: Cuộc đời dù có ba chìm bảy nổi, đầy gian nan, thử thách,… người phụ nữ vẫn giữ trọn phẩm chất cao quý (tấm lòng son) của mình.
  • Cách nói khiêm nhường nhưng cứng cỏi như một lời thách thức với các thế lực bạo tàn đang chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm người phụ nữ.

3. Kết bài

  • Bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt 28 chữ mà hàm chứa sâu xa ý nghĩa nhân sinh
  • Cách nhìn và cách nghĩ tiến bộ của Hồ Xuân Hương đậm tính nhân văn do đó mà bài thơ sống mãi với thời gian.

3. Soạn bài Bánh trôi nước

Bài thơ Bánh trôi nước của thi sĩ Hồ Xuân Hương là một bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn hình ảnh chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái. Với thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình từ đó Hồ Xuân Hương đã lên án và tố cáo xã hội Phong Kiến. Để trả lời được các câu hỏi trong SGK cũng như nắm được nghệ thuật và nội dung của bài thơ, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Bánh trôi nước.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du. Chế độ phong kiến ở giai đoạn suy tàn đã bộc lộ mặt trái đầy xấu xa, tiêu cực. Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Bài thơ “Bánh trôi nước”  phản ánh thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ. Để cảm nhận được sâu sắc hơn về bài thơ, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?