Qua bài học giúp các em khắc sâu các kiến thức đã học về kiểu văn bản biểu cảm, luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm như tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài và viết bài. Rèn luyện và bồi dưỡng cho các em có thói quen tưởng tượng, suy nghĩ cảm xúc, trước một đề văn biểu cảm.
Tóm tắt bài
1.1. Chuẩn bị
a. Đề bài: Loài cây em yêu
- Chú ý
- Em có thể lựa chọn loài cây theo nhóm
- Nhưng phải là loài cây em thích, và gần gũi với em
- Cây ăn quả
- Cây bóng mát
- Cây cảnh
b. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Tìm hiểu đề
- Thể loại: Biểu cảm
- Đối tượng: Loài cây
- Tình cảm: Yêu thích, gắn bó
- Tìm ý
- Các biểu hiện của loài cây
- Đặc điểm của cây
- Vai trò, ý nghĩa của loài cây trong cuộc sống
- Sự gắn bó của loài cây đối với em.
- Các biểu hiện của loài cây
c. Lập dàn ý
- Mở bài
- Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích: vị trí, hoàn cảnh, tên gọi.
- Lý do em yêu thích loài cây đó.
- Thân bài
- Đặc điểm riêng biệt, gợi cảm của cây.
- Sự gắn bó, ý nghĩa của cây với cuộc sống của em và của mọi người.
- Kết bài
- Tình cảm của em đối với loài cây đó.
d. Viết bài văn
- Cho đề bài học sinh tự làm theo cá nhân.
- Yêu cầu
- Bố cục đầy đủ ba phần
- Mở bài - Thân bài - Kết bài
- Liên kết các đoạn thành bài văn hoàn chỉnh
- Bố cục đầy đủ ba phần
e. Đọc và sửa bài
1.2. Bài tham khảo
CÂY GẠO
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Lũ chim no mồi vào đâu cũng kiếm được những con sâu xám béo nhũn hoặc những anh chị bọ gạo mình cũng đỏ như hoa.
Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến, là có ngay mấy bông hoa gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống nhưng cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát trầm tư; cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con trở về thăm quê mẹ.
Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa gạo đỏ ngày nào nay đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần dày lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
Đã sẵn sàng cả rồi. Cơn giông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn gạo reo lên, múa lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường: Từng hạt từng hạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xóa như tuyết mịn, tới tấp bay đi khắp hướng.
Cây gạo rất thảo rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, đóng góp với bốn phương kết quả dòng nhựa quý của mình. Cơn giông tan, gió lặng. Cây gạo xơ xác hẳn đi, nom thương lắm. Nhưng chẳng có điều gì đáng lo cả; cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, ngay lập tức cây gạo già lại trổ lộc, nảy hoa, lại gọi chim chóc tới cành đầy tiếng hót và màu đỏ thắm, rồi đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng mướt nuột nà...
(Theo Vũ Tú Nam - Cây gạo)
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề bài: Thực hành tìm hiểu đề, lập dàn ý và viết bài văn cho đề: Kể lại những kỉ niệm vui buồn tuổi thơ em.
Gợi ý làm bài
1. Tìm hiểu đề
- Tìm hiểu đề
- Thể loại: Biểu cảm
- Đối tượng: Những kỉ niệm vui buồn tuổi thơ
- Tình cảm: Yêu thích, gắn bó
- Chú ý
- Có thể chọn kỉ niệm vui hoặc cũng có thể chọn kỉ niệm buồn, hoặc cũng có thể đưa xen kẽ vui và buồn.
- Đó phải là những kỉ niệm đặc sắc, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng em.
- Cần miêu tả kỉ niệm ấy, nó có gì đặc biệt mà khiến cho em nhớ mãi? Đưa ra một tình huống gắn vào kỉ niệm ấy để thể hiện cảm xúc của em.
2. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Được dịp về quê chơi, tôi bỗng nhớ về những kỉ niệm ngày nào thuở ấu thơ của mình.
b. Thân bài
- Hồi tưởng lại về những kỉ niệm tuổi thơ có biết bao là kỉ niệm vui buồn lẫn lộn.
- Kỉ niệm vui
- Thuở bé, tôi không biết chạy xe đạp. Ba mua cho tôi một chiếc xe đạp nhỏ để tập chạy. Ngoài sau nhà tôi có một mảnh đất và tôi thường hay tập chạy xe đạp ở đây. Với quyết tâm chinh phục được nó, tôi rèn luyện nó mỗi ngày, đến nỗi hai bàn đạp của xe bị sút ra hồi nào không hay. Chúng đâm vào bắp chân của tôi, máu chảy rất nhiều mà tôi chẳng thấy đau. Một ngày nọ, tôi chạy được xe đạp với niềm hân hoan, vui sướng biết mấy. Tôi vừa đạp vừa buông tay mà la lớn lên: “Tôi chạy được rồi, tôi chạy được rồi” mà tôi quên rằng, phía trước là cái ao.
- Thế là tôi “bay” xuống cái ao, cũng may mà ao cạn nước; nếu không thì...
- Đó là một trong những kỉ niệm vui mà tôi còn nhớ, giờ nghĩ lại thật không sao nhịn được cười.
- Kỉ niệm buồn
- Thuở nhỏ, ai mà chẳng nghịch ngợm, chẳng quậy phá và có biết bao trò chơi tuổi hồn nhiên.
- Thế nhưng có một kỉ niệm buồn mà tôi luôn nhớ mãi. Đó là lần tôi bắt được một con “bọ hung” với cái sừng to khỏe. Tôi cứ nghĩ rằng, nó rất mạnh khỏe và có thể nâng được các cục đá to. Tôi đặt một cục đá to đầu tiên lên người nó, xem nó có khiêng được hay không. Thấy vẫn còn nhúc nhích tôi lại đặt thêm một cục, hai cục lên cục trước đó. Bỗng im lìm, tôi không thấy con vật nhúc nhích nữa. Những cục đá cũng nằm im, bất động. Thế là tôi lấy từng cục đá xuống. Thì ra con “bọ hung” của tôi đã bị bẹp dí. Tôi khóc ròng cả buổi, ba mẹ hỏi chuyện, tôi thuật lại cho ba mẹ nghe thì ba mẹ nói rằng tôi chơi dại, và bảo rằng không được làm như thế nữa.
- Tôi vâng lời ba mẹ. Nghĩ lại đến giờ tôi thấy xót thương cho con vật bé nhỏ kia làm sao!
- Kỉ niệm vui
- Cảm nhận về tuổi thơ
- Tuổi thơ là giai đoạn hồn nhiên, vô tư cùa một con người. Chúng ta cần nên trân trọng điều đó.
- Và những kỉ niệm tuổi thơ của chúng ta sẽ là hành trang cùng ta trên bước đường sau này.
c. Kết bài
- Mỗi lần nghĩ tới tuổi thơ lòng tôi chợt bồi hồi, xao xuyến.
- Tôi hứa sẽ mãi ghi sâu trong lòng những kí ức tuyệt dẹp một thời tuổi thơ của mình.
3. Bài văn tham khảo
Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ cua tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.
Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục.Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!
Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuân bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện.
Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong lòng tôi.
3. Soạn bài Luyện tập cách làm văn biểu cảm
Để khắc sâu các kiến thức đã học về kiểu văn bản biểu cảm, luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm như tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài và viết bài, các em có thể tham khảo bài soạn Luyện tập cách làm văn biểu cảm.