Quá trình tạo lập văn bản

Qua bài học giúp các em nắm được các bước của qúa trình tạo lập văn bản, để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn. Củng cố những kiến thức và kĩ năng về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.

Tóm tắt bài

1.1. Đề minh họa

Đề 1: Em con ham chơi điện tử nên bỏ bê việc học hành. Con hãy viết một bức thư khuyên nhủ em.

Đề 2:  Vì đi trọ học xa nên em con rất nhớ nhà, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Con hãy viết một bức thư động viên em.

1.2. Các bước tạo lập văn bản

a. Bước 1: Định hướng văn bản

Định hướng

Đề 1

Đề 2

Đối tượng

Viết cho em, đứa em – ham chơi

Viết cho em, đứa em - nhớ nhà

Mục đích

Viết để khuyên nhủ em từ bỏ đam mê xấu

Viết để động viên em vượt qua nỗi nhớ, cố gắng học tố

Nội dung

Viết về tác hại của trò chơi điện tử

Thông cảm, sẻ chia và động viên em nỗ lực học tập

Cách thức

Phân tích bảo ban bằng lí lẽ

Tâm tình, thuyết phục bằng tình cảm

b. Bước 2: Xây dựng bố cục

Bố cục

Đề 1

Đề 2

Mở bài

Lí do viết thư: Lo lắng trước tình trạng đam mê điện tử của em.

Lí do viết thư: Thương nhớ em và lo lắng khi em không yên tâm học tập.

Thân bài

  • Cảnh báo về tác hại của trò chơi điện tử:
    • Lãng phí thời gian, sức lực, tiền bạc
    • Ảnh hưởng tới kết  quả học tập
    • Dễ bị tiêm nhiễm văn hoá không lành mạnh, ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách sau này.
  • Thái độ của mọi người trước sự đam mê điện tử của em:
    • Bố mẹ buồn rầu
    • Thầy cô thất vọng
    • Anh (chị) lo lắng
  • Trách nhiệm hiện tại của bản thân em:
    • Tu dưỡng đạo đức
    • Chăm lo học tập
  • Tình yêu và sự hi vọng của gia đình dành cho em:
    • Luôn yêu thương em.
    • Mong muốn em học tốt
    • Hi vọng em sớm trưởng thành, độc lập.
  • Giải pháp giúp em vơi nỗi nhớ nhà: viết thư, gọi điện, tranh thủ về thăm nhà,…
  • Thuyết phục em chuyển hoá nỗi nhớ thành động lực học tập
    • Hăng say học tập sẽ át đi nỗi nhớ
    • Học tập tốt là món quà tinh thần lớn tặng gia đình

 

Kết bài

Mong em từ bỏ đam mê điện tử để chăm lo học tập tốt

Chúc em nghị lực hơn và có kết quả học tập tốt

c. Bước 3: Diễn đạt các ý ghi trong bố cục

  • Yêu cầu về hình thức: đúng chính tả, ngữ pháp, có tính liên kết và mạch lạc.
  • Yêu cầu về nội dung: sát với bố cục, đầy đủ ý.

d. Bước 4: Kiểm tra

  • Học sinh tự kiểm tra việc thực hiện các bước 1, 2, 3.
  • Sửa chữa các phần sai và bổ sung các phần thiếu.

1.3. Tổng kết

Bước

Nhiệm vụ

Cụ thể

1

Định ướng văn bản

  • Về đối tượng: Nói, viết cho ai?
  • Về mục đích: Để làm gì?
  • Về nội dung: Về cái gì?
  • Về cách thức: Như thế nào?

2

Xây dựng bố cục

Yêu cầu: rành mạch, hợp lí, đúng định hướng ở bước 1

3

Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục

  • Hình thức: Lời văn trong sáng, có tính liên kết và mạch lạc.
  • Nội dung: chính xác, sát với bố cục.

4

Kiểm tra

Việc thực hiện các bước 1, 2, 3; sửa chữa những sai sót, bổ sung các ý còn thiếu

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề bài: Trình bày một bài thơ kể lại một truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng".

Gợi ý làm bài

Bài 1

"Ếch đáy giếng
Hai mắt to lúng liếng
Da lại xanh như lá
Chỉ phải cái tự cao.

“Ộp… ộp” muôn loài sợ
“Oạp… oạp” vang cả trời
Là ta, là ếch giếng
Trời chỉ bằng vung con.

Nhưng này ếch giếng ơi
Ngoài kia còn rộng lắm
Là đại vương đáy giếng
Có chi đâu mà vui.

Thì đây, nước dâng đầy
Ếch ộp ra đi dạo
Khà khà – tạm biệt giếng
Ta – đại vương đất này.

Cóc, nhái còn phải sợ
Thì đây chẳng là gì
Làm chủ cả trời xanh
Ta – đại vương ếch ộp.

Nghiêng nghiêng đôi sừng bạc
Chú trâu đang đi tới
“Này, ếch tránh ra đi
Kẻo trâu đứng không kịp”.

Ếch ộp vẫn nghênh ngang
Nhảy chồm chồm như thách
…“Ộp” – sao nặng như búa ?
Thôi, hết đời, ếch ơi !

Chuyện cũ đã xa rồi
Dạy đời bao bài học
Đừng giống loài ếch kia
Nhìn đời qua miệng giếng!"

Bài 2

"Con ếch ngồi đáy giếng
Hai mắt tròn lung linh
Màng da xanh như lá
Tính chú rất tự cao

Ộp ộp ộp ộp ộp
Muôn loài trong giếng sợ
Tiếng kêu vang cả trời
Chú xem trời như vung

Một hôm nước dâng đầy
Chú ếch xanh đi dạo
Mặt chú rất nghênh ngang
Tưởng mình là đại vương

Một con trâu đi tới
Tránh ra đi ếch ơi!
Chú ếch vẫn nghênh ngang
Bị con trâu dẫm bẹp

Bài thơ trên khuyên bạn:
Bạn chớ nên tự cao
Ắt thất bại như chú"

3. Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản

Để nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản, có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn, các em có thể tham khảo

bài soạn Quá trình tạo lập văn bản.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?