PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ ĐẶC ĐIỂM - CÔNG DỤNG CỦA BIẾN TRỞ
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
a. Biến trở
- Biến trở là điện trở có thể thay đổi được trị số và có thể sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
- Cấu tạo: gồm 2 bộ phận chính:
+ Con chạy hoặc tay quay
+ Cuộn dây bằng hợp kim có điện trở suất lớn
- Kí hiệu:
- Hoạt động: Khi di chuyển con chạy (hoặc tay quay) thì sẽ làm thay đổi chiều dài của cuộn dây có dòng điện chạy qua ⇒ làm thay đổi điện trở của biến trở.
b. Các loại biến trở thường dùng
Có nhiều cách phân loại biến trở:
- Phân loại biến trở theo chất liệu cấu tạo:
+ Biến trở dây quấn
+ Biến trở than
- Phân loại biến trở theo bộ phận điều chỉnh:
+ Biến trở con chạy
+ Biến trở tay quay
c. Các loại điện trở thường dùng trong kĩ thuật
- Cấu tạo: Các điện trở được chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lõi cách điện (thường bằng sứ).
- Nhận dạng cách ghi trị số điện trở:
+ Cách 1: Trị số được ghi trên điện trở.
+ Cách 2: Trị số được thể hiện bằng các vòng màu sơn trên điện trở.
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Bài 1: Có mạch điện theo hình 10.3. Đẩy con chạy C về phía nào để biến trở có điện trở lớn nhất? Vì sao?
Hướng dẫn giải
Để con chạy C ở điểm N thì biến trở có giá trị điện trở lớn nhất, vì khi đó dòng điện chạy qua toàn bộ cuộn dây của biến trở.
Bài 2: Trong kĩ thuật, chẳng hạn trong các mạch điện của Radio, tivi… người ta cần sử dụng các điện trở có kích thước nhỏ với các trị số khác nhau, có thể tới vài trăm megavon (1MΩ = 106Ω ). Các điện trở này được chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lỏi cách điện (thường bằng sứ). Hãy giải thích vì sao lớp than hay lớp kim loại mỏng làm biến trở dùng trong kỹ thuật lại có điện trở lớn.
Hướng dẫn giải
Các điện trở này được chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lỏi cách điện (thường bằng sứ), nên khi áp điện vào hai đầu thì điện trở tham gia vào mạch sẽ có tiết diện S rất nhỏ.
Mặt khác, R=ρl/S nên khi S rất nhỏ thì R rất lớn, có thể lên đến cỡ MΩ.
Bài 3: Mắc biến trở vào một hiệu điện thế không đổi.Nhiệt lượng tỏa ra trên biến trở trong cùng một thời gian sẽ tăng bốn lần khi điện trở của biến trở
A. Tăng lên gấp đôi
B. Giảm đi hai lần
C. Giảm đi bốn lần
D. Tăng lên bốn lần.
Hướng dẫn giải
Chọn C
Nhiệt lượng tỏa ra tăng bốn lần khi điện trở của biến trở giảm đi 4 lần.
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hãy chọ câu phát biểu đúng.
A. Cả hai phát biểu (1) và (2) đúng.
B. Cả hai phát biểu (1) và (2) sai.
C. Biến trở được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch (2).
D. Biến trở là điện trở có giá trị có thể thay đổi được (1).
Câu 2: Quan sát hình vẽ 34.
Thông tin nào sau đây là đúng?
A. Chỉ có hình a và hình c là hình biểu diễn kí hiệu của biến trở.
B. Chỉ có hình d là hình biểu diễn kí hiệu của biến trở.
C. Chỉ có hình d là hình biểu diễn kí hiệu của biến trở.
D. Tất cả các hình a, b, c, d biểu diễn kí hiệu của biến trở.
Câu 3: Trên một biến trở con chạy có ghi hai con số 50Ω - 2,5A có ý nghĩa gì?
A. Số 50Ω cho biết giá trị điện trở nhỏ nhất của biến trở. Số 2,5A cho biết cường độ dòng điện lớn nhất mà dây dẫn làm biến trở còn có thể chịu đựng được mà không bị hỏng.
B. Số 50Ω cho biết giá trị điện trở lớn nhất của biến trở. Số 2,5A cho biết cường độ dòng điện lớn nhất mà dây dẫn làm biến trở còn có thể chịu đựng được mà không bị hỏng.
C. Số 50Ω cho biết giá trị điện trở nhỏ nhất của biến trở. Số 2,5A cho biết cường độ dòng điện nhỏ nhất mà dây dẫn làm biến trở còn có thể chịu đựng được mà không bị hỏng.
D. Số 50Ω cho biết giá trị điện trở định mức của biến trở. Số 2,5A cho biết cường độ dòng điện định mức của biến trở.
Câu 4: Trước khi mắc biến trở vào mạch để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị nào dưới đây?
A. Có giá trị 0
B. Có giá trị nhỏ
C. Có giá trị lớn
D. Có giá trị lớn nhất
Câu 5: Câu phát biểu nào dưới đây là không đúng về biến trở?
A. Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số.
B. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi cường độ dòng điện.
C. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện.
D. Biến trở là dụng cụ có thể được dùng để thay đổi chiều dòng điện trong mạch.
Câu 6: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây thay đổi theo?
A. Tiết diện dây của biến trở.
B. Điện trở suất của chất làm dây dẫn của biến trở.
C. Chiều dài dây dẫn của biến trở.
D. Nhiệt độ của biến trở.
Câu 7: Trên hình vẽ là một biến trở tay quay, khi mắc biến trở vào mạch điện ở hai chốt B và D, điện trở của mạch điện sẽ thay đổi như thế nào khi con chạy C tiến về chốt A?
A. Không thay đổi.
B. Lúc tăng, lúc giảm.
C. Tăng.
D. Giảm.
Câu 8: Biến trở dây quấn được cấu tạo bởi các bộ phận nào kể sau:
A. Con chạy.
B. Các chốt nối.
C. Cả 3 phương án.
D. Cuộn dây dẫn.
Câu 9: Sơ đồ mạch điện có biến trở. Khi dịch chuyển con chạy về phía phải thì độ sáng của bóng đèn sẽ như thế nào?
A. Độ sáng của bóng đèn không thay đổi.
B. Độ sáng của bóng đèn tăng dần.
C. Độ sáng của bóng đèn giảm dần.
D. Lúc đầu độ sáng của bóng đèn giảm sau đó tăng dần.
Câu 10: Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh đại lượng nào trong mạch?
A. Cường độ dòng điện.
B. Hiệu điện thế.
C. Nhiệt độ của điện trở.
D. Chiều dòng điện.
ĐÁP ÁN
1 | A | 5 | B | 9 | C |
2 | D | 6 | C | 10 | A |
3 | B | 7 | C |
|
|
4 | D | 8 | C |
|
|
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Đặc điểm - Công dụng của biến trở môn Vật Lý 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.