Phương pháp giải nhanh các dạng bài tập liên quan đến phản ứng oxi hóa - khử môn Hóa học 10 năm 2020

PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH CÁC DẠNG BÀI TẬP PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ

 

Để giải nhanh các dạng toán có liên quan đến phản ứng oxi hoá – khử chúng ta nên áp dụng định luật bảo toàn electron.

Nội dung của định luật bảo toàn electron:

Trong phản ứng oxi hoá – khử, số mol electron do chất khử cho bằng số mol electron chất oxi hoá nhận.

\(\sum {{n_{e\,(cho)}} = \sum {{n_{e\,(nhan)}}} } \)

* Lưu ý:

- Trong một phản ứng hoặc một hệ phản ứng oxi hoá – khử, chúng ta cần quan tâm đến trạng thái oxi hoá ban đầu và cuối của một nguyên tố, không quan tâm đến các quá trình biến đổi trung gian.

- Cần kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp quy đổi, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích để giải bài toán.

Dạng 1: Kim loại tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 (loãng)

Kim loại bị oxi hoá:

\(M \to {M^{n + }} + ne \Rightarrow {n_{e\,\,\,cho}} = an\)

(a và n lần lượt là số mol và hóa trị của M)

\(\mathop H\limits^{ + 1} Cl,\,\,\,{\mathop H\limits^{ + 1} _2}S{O_4}\) (loãng) thể hiện tính oxi hoá trên H+:

\(2{H^ + } + 2e \to {H_2} \Rightarrow {n_{{H^ + }}} = {n_{e\,\,nhan}} = 2{n_{{H_2}}}\)

\(M + \left[ \begin{array}{l}
HCl\\
{H_2}S{O_4}\,
\end{array} \right. \to {M^{n + }} + {H_2}\)

Theo định luật bảo toàn electron, ta có: \({an = 2{n_{{H_2}}}}\)

Lưu ý: Kim loại có nhiều hoá trị (Fe, Cr) khi tác dụng với HCl hoặc H2SO4 loãng chỉ đạt hoá trị thấp.

Ví dụ 1:Hoà tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H­2 (ở đktc). Giá trị của V là

A. 4,48.                  B. 3,36.                    C. 6,72.                  D. 2,24.

Hướng dẫn giải

Bảo toàn electron:  \(\frac{{5,4}}{{27}} \cdot 3 = 2.\frac{V}{{22,4}} \Rightarrow V = 6,72\,\,l\'i t\)

Ví dụ 2:Cho 10,0 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít H2 (đktc). Khối lượng Cu có trong 10,0 gam hỗn hợp X là

A. 2,8 gam.            B. 5,6 gam.               C. 1,6 gam.            D. 8,4 gam.

Hướng dẫn giải

Chỉ có Fe phản ứng với HCl, ta có: \(2.{n_{Fe}} = 2.{n_{{H_2}}} = 2.\frac{{3,36}}{{22,4}}\)

\( \Rightarrow {n_{Fe}} = 0,15mol \Rightarrow {m_{Cu}} = 10 - 0,15.56 = 1,6\,\,gam\)

Ví dụ 3:Cho 0,3 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch HCl, thu được 0,28 lít H2 (đktc). Kim loại đó là

A. Ba.                    B. Ca.                       C. Mg.                   D. Sr.

Hướng dẫn giải

Ta có:  \(\frac{{0,3}}{M} \cdot 2 = 2.\frac{{0,28}}{{22,4}} \Rightarrow M = 24\)

M là Mg

Ví dụ 4:Cho 5,1 gam hai kim loại Mg và Al tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl, thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Tỉ lệ phần trăm theo khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là

A. 52,94%.             B. 47,06%.               C. 32,94%.             D. 67,06%.

Hướng dẫn giải

Đặt a và b lần lượt là số mol của Mg và Al, ta có:

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
{m_{kim{\rm{ loai}}}} = 24a + 27b = 5,1\\
BT{\rm{ electron: }}3a + 2b = 2 \cdot \frac{{5,6}}{{22,4}}
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 0,1mol\\
b = 0,1mol
\end{array} \right.\\
 \Rightarrow \% {m_{Al}} = \frac{{0,1.27}}{{5,1}} \cdot 100\%  = 52,94\% 
\end{array}\)

Ví dụ 5:Hoà tan 1,92 gam kim loại M (hoá trị n) vào dung dịch HCl và H2SO4 loãng (vừa đủ), thu được 1,792 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là

A. Fe.                     B. Cu.                       C. Al.                     D. Mg.

Hướng dẫn giải

Bảo toàn electron, ta có:  \(\frac{{1,92}}{M} \cdot n = 2.\frac{{1,792}}{{22,4}} \Rightarrow M = 12n \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
n = 2\\
M = 24
\end{array} \right.\)

→ M là Mg

Ví dụ 6:Hỗn hợp X gồm Zn, Mg, Fe. Hoà tan hết 23,40 gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl, thu được 11,20 lít khí (đktc). Để tác dụng vừa hết với 23,40 gam hỗn hợp X cần 12,32 lít khí clo (đktc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp là

A. 8,4 gam.            B. 11,2 gam.             C. 2,8 gam.            D. 5,6 gam.

Hướng dẫn giải

- Mg và Zn đều bị HCl và Cl2 oxi hoá đến mức +2.

- Fe bị HCl oxi hoá đến \(\mathop F\limits^{ + 2} e\); bị Cl2 oxi hoá đến \(\mathop F\limits^{ + 3} e.\)

Đặt a là tổng số mol của Mg và Zn; b là số mol của Fe, bảo toàn electron ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}
2a + 2b = 2.{n_{{H_2}}}\\
2a + 3b = 2.{n_{C{l_2}}}
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
2a + 2b = 1\\
2a + 3b = 1,1
\end{array} \right. \Rightarrow b = 0,1 \Rightarrow {m_{Fe}} = 5,6\,\,gam\)

Ví dụ 7:Chia hỗn hợp hai kim loại A, B có hoá trị không đổi thành hai phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hết trong dung dịch HCl, thu được 1,792 lít khí H2 (đktc). Phần 2 nung trong oxi, thu được 2,84 gam hỗn hợp các oxit. Khối lượng hai kim loại trong hỗn hợp đầu là

A. 1,56 gam.          B. 3,12 gam.             C. 2,2 gam.            D. 1,8 gam.

Hướng dẫn giải

Ta có:  \({m_{kim{\rm{ loai}}}} = {m_{oxit}} - {m_{{O_2}}}\)

Vì A và B có hoá trị không đổi nên \(\sum {{n_{e\,\,cho\,\,(phan{\rm{ 1)}}}} = } \sum {{n_{e\,\,cho\,\,(phan{\rm{ 2)}}}}} \\)

\(\begin{array}{l}
 \Rightarrow \sum {{n_{e\,\,nhan\,\,(phan{\rm{ 1)}}}} = } \sum {{n_{e\,\,nhan\,\,(phan{\rm{ 2)}}}}}  \Rightarrow 2{n_{{H_2}}} = 4{n_{{O_2}}} \Rightarrow {n_{{O_2}}} = \frac{1}{2} \cdot 0,08 = 0,04mol\\
 \Rightarrow {m_{kim{\rm{ loai}}}} = 2.(2,84 - 0,04.32) = 3,12\,\,(gam)
\end{array}\)

Dạng 2: Kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc)

* H2SO4 đặc: tính oxi hoá thể hiện ở \(\mathop S\limits^{ + 6} \)

\(\underbrace {Kim{\rm{ loai}}}_{{\rm{(tru Au, Pt)}}}{\rm{  +  }}{{\rm{H}}_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4}{\rm{ (dac)  }} \to Muoi{\rm{   +   }}\underbrace {spk}_{(S{O_2},\,\,\,S,\,\,{H_2}S)} + {H_2}O\)

* Các quá trình khử

Quá trình khử

Mối liên hệ

\({n_{{H_2}S{O_4}}}\) với nsản phẩm khử

ne nhận

\(4{H^ + } + S{O_4}^{2 - } + 2e \to S{O_2} + 2{H_2}O\)

\({n_{{H_2}S{O_4}}} = 2{n_{S{O_2}}}\)

\({n_{e\,\,nhan}} = 2{n_{S{O_2}}}\)

\(8{H^ + } + S{O_4}^{2 - } + 6e \to S + 4{H_2}O\)

\({n_{{H_2}S{O_4}}} = 4{n_S}\)

\({n_{e\,\,nhan}} = 6{n_S}\)

\(10{H^ + } + S{O_4}^{2 - } + 8e \to {H_2}S + 4{H_2}O\)

\({n_{{H_2}S{O_4}}} = 5{n_{{H_2}S}}\)

\({n_{e\,\,nhan}} = 8{n_{{H_2}S}}\)

* Lưu ý:

- Kim loại có nhiều hoá trị (Fe, Cr) khi phản ứng với H2SO4 đặc sẽ đạt hoá trị cao.

- Fe, Al, Cr không phản ứng với H2SO4 (đặc, nguội) do bị thụ động hoá.

Ví dụ 8:Cho 9,2 gam hỗn hợp gồm Zn và Al phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 5,6 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng Al có trong hỗn hợp là

A. 2,7 gam.            B. 5,4 gam.               C. 8,1 gam.            D. 6,75 gam.

Hướng dẫn giải

Đặt a và b lần lượt là số mol của Zn và Al, ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}
65a + 27b = 9,2\\
BT{\rm{ electron: 2a}} + 3b = 2.\frac{{5,6}}{{22,4}}
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 0,1\\
b = 0,1
\end{array} \right. \Rightarrow {m_{Al}} = 2,7\,\,gam\)

Ví dụ 9:Hoà tan hoàn toàn 0,756 gam kim loại M bởi lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 2,688 gam khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). M là

A. Fe.                     B. Cu.                       C. Zn.                    D. Al.

Hướng dẫn giải

Bảo toàn electron: \(n.\frac{{0,756}}{M} = 2.\frac{{2,688}}{{64}} \Rightarrow M = 9n \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
n = 3\\
M = 27\,\,(Al)
\end{array} \right.\)

Ví dụ 10:Cho m gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 16,8.                  B. 8,4.                      C. 5,6.                    D. 3,2.

Hướng dẫn giải

Bảo toàn electron: \(3.\frac{m}{{56}} = 2.\frac{{3,36}}{{22,4}} \Rightarrow m = 5,6\,\,gam\)

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Phương pháp giải nhanh các dạng bài tập liên quan đến phản ứng oxi hóa - khử môn Hóa học 10 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?