PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN - ĐỊNH LUẬT ÔM
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Cách xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
Thiết lập mạch điện như hình vẽ.
- Mắc ampe kế nối tiếp với điện trở (R) để đo cường độ dòng điện IR qua điện trở.
- Mắc vôn kế song song với điện trở để đo hiệu điện thế UR giữa hai đầu R.
- Tính UR/IR ta xác định được giá trị R cần tìm.
Áp dụng công thức Định luật Ôm:
\(I = \frac{U}{R}\)
Trong đó:
+ R là điện trở (Ω)
+ U là hiệu điện thế (V)
+ I là cường độ dòng điện (A)
2. BÀI TẬP THAM KHẢO
Câu 1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?
A. 1A
B. 1,5A
C. 2A
D. 2,5A
Giải
- Điện trở dây dẫn:
R = U/I = 12/ 0,5 = 24Ω
- Cường độ dòng điện:
I’ = U’/R = 36/24 = 1,5A
→ Đáp án B
Câu 2: Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?
A. tăng 5V
B. tăng 3V
C. giảm 3V
D. giảm 2V
Giải
- Từ định luật Ôm ta có điện trở của bóng đèn:
R = U/I = 12/ 1,2 = 10Ω
- Khi tăng thêm cường độ dòng điện là:
I’ = 1,5A
Thì U’ = 1,5.10 = 15V
Vậy ta phải tăng U thêm:
∆U = U’ – U = 15 – 12 = 3V
→ Đáp án B
Câu 3: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu?
Giải
- Từ định luật Ôm ta có điện trở của bóng đèn:
R = U/I = 12/ 0,3 = 40Ω
- Khi giảm hiệu điện thế:
∆U = 4V => U’ = 12- 4 = 8V
Vậy cường độ dòng điện:
I = U/R = 8/40 = 0,2A
Câu 4: Cho hai dây dẫn có giá trị điện trở là R1 và R2. Hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu mỗi dây dẫn lần lượt là U1 và U2. Biết R2 = 2.R1 và U1 = 2.U2. Khi đưa ra câu hỏi so sánh cường độ dòng điện chạy qua hai dây dẫn đó, bạn A trả lời: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vì U1 lớn hơn U2 2 lần”. Bạn B lại nói rằng: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 2 lần vì R1 nhỏ hơn R2 2 lần”. Vậy bạn nào đúng? Bạn nào sai? Tại sao?
Giải
Theo định luật Ôm, cường độ dòng điện qua các điện trở được tính theo công thức:
\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} {I_1} = \frac{{{U_1}}}{{{R_1}}} = \frac{{2.{U_2}}}{{{R_1}}}\\ {I_2} = \frac{{{U_2}}}{{{R_2}}} = \frac{{{U_2}}}{{2.{R_1}}} \end{array} \right.\\ \Rightarrow \frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{2.{U_2}}}{{{R_1}}}.\frac{{2.{R_1}}}{{{U_2}}} = 4\\ \Rightarrow {I_1} = 4{I_2} \end{array}\)
⇒ Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 4 lần
⇒ Hai bạn đều sai
Câu 5: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Khi K1 và K2 đều đóng, ampe kế chỉ 0,5A. Nếu thay R1 bằng R2 thì thấy ampe kế chỉ 1,25A. Hãy so sánh R1 với R2. Biết rằng bộ nguồn không thay đổi.
Giải
Khi K1 và K2 đều đóng:
\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} {R_1} = \frac{{{U_1}}}{{{I_1}}} = \frac{{{U_{}}}}{{0,5}}\\ {R_2} = \frac{{{U_{}}}}{{{I_2}}} = \frac{{{U_{}}}}{{1,25}} \end{array} \right.\\ \Rightarrow \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{U_{}}}}{{0,5}}.\frac{{{{1,25}_1}}}{{{U_{}}}} = 2,5\\ \Rightarrow {R_1} = 2,5{R_2} \end{array}\)
----------
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập Điện trở của dây dẫn và Định luật Ôm môn Vật Lý 9 năm 2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!