Phương pháp giải bài tập Chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng không đều Vật lý 8

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU VÀ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG KHÔNG ĐỀU

1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU:

 

1.1 Chuyển động cơ:

- Định nghĩa: Chuyển động cơ của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác theo thời gian.

- Quĩ đạo: Quĩ đạo của chuyển động cơ là tập hợp các vị trí của vật khi chuyển động tạo ra.

- Hệ qui chiếu: Để khảo sát chuyển động của một vật ta cần chọn hệ qui chiếu thích hợp. Hệ qui chiếu gồm:

+ Vật làm mốc, hệ trục tọa độ. (một chiều Ox hoặc hai chiều Oxy) gắn với vật làm mốc.

+ Mốc thời gian và đồng hồ.

1.2 Chuyển động thẳng đều:

- Định nghĩa: Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng và có vận tốc trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

- Đặc điểm: Vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian (v = const).

- Các phương trình chuyển động thẳng đều:

+ Vận tốc: v \(=\frac{s}{t} \)=  Const

+ Quãng đường: s = \(\left| {x - {x_0}} \right| = \left| v \right|\left( {t - {t_0}} \right)\)

+ Tọa độ: x = x0+v(t – t0)

Với x là tọa độ của vật tại thời điểm t; x0 là tọa độ của vật tại thời điểm t0 (Thời điểm ban đầu).

Đồ thị chuyển động thẳng đều:

2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG KHÔNG ĐỀU:

2.1. Định nghĩa:

- Chuyển động thẳng không đều là chuyển động có quĩ đạo là đường thẳng và có vận tốc luôn thay đổi (tăng, giảm) theo thời gian.

- Khi vận tốc của vật tăng dần theo thời gian, đó là chuyển động nhanh dần đều.

- Khi vận tốc của vật giảm dần theo thời gian, đó là chuyển động chậm dần đều.

2.2. Đặc điểm:

Trong chuyển động không đều, vận tốc của vật luôn thay đổi. Vận tốc của vật trên một quãng đường nhất định được giọi là vân tốc trung bình trên quãng đường đó:

\({v_{tb}} = \frac{s}{t} = \frac{{{s_1} + {s_2} + ...}}{{{t_1} + {t_2} + ...}}\)

Nói trung trên các quãng đường khác nhau thì vận tốc trung bình khác nhau.

3. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG:

3.1. Tính tương đối của chuyển động:

Trạng thái chuyển động hay đứng yên của một vật có tính tương đối, nó phụ thuộc vào hệ qui chiếu mà ta chọn.

3.2. Công thức cộng vận tốc:

- Công thức:

\(\overrightarrow {{v_{13}}} = \overrightarrow {v_{12}^{}} + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

Với: \(\overrightarrow {{v_{12}}} \)  là vận tốc của vật (1) so với vật (2); \(\overrightarrow {{v_{13}}} \)  là vận tốc vật (1) so với vật (3); \(\overrightarrow {{v_{23}}} \) là vận tốc vật (2) so với vật (3).

- Các trường hợp riêng:

+\(\overrightarrow {{v_{12}}} \)  vuông góc với \(\overrightarrow {{v_{23}}} \)  thì: \({v_{13}} = \sqrt {{v^2}_{12} + {v^2}_{23}} \)

+Khi: \(\overrightarrow {{v_{12}}} \) cùng hướng với \(\overrightarrow {{v_{23}}} \) thì: v13 = v12 + v23

+Khi: \(\overrightarrow {{v_{12}}} \) ngược hướng với \(\overrightarrow {{v_{23}}} \) thì: v13 = v12 - v23

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập Chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng không đều môn Vật Lý 8. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?