A. Sơ đồ tóm tắt
B. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Pushkin:
- Tên đầy đủ là Aleksandr Sergeyevich Pushkin (1799 – 1837), là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga.
- Giới thiệu tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Ông lão đáng cá và con cá vàng được Pushkin viết vào mùa thu năm 1833. Câu chuyện nói về triết lí sống báo ơn cho những người tốt bụng, nghèo khó và quả báo cho những kẻ tham lam.
2. Thân bài
- Kể tóm tắt lại câu chuyện: câu chuyện kể về một ông lão đánh cá bắt được một con cá vàng, nhưng con cá xin ông trả tự do cho nó, đổi lại, nó sẽ thực hiện bất kì điều ước nào của ông.
- Nhân vật mụ vợ ông lão đánh cá
- Phân tích những yêu cầu và thái độ của mụ vợ cùng sự thay đổi của cảnh biển.
- Lần 1: Mụ đòi cái máng lợn mới ⇒ mắng chồng là “đồ ngốc” ⇒ biển gợi sóng êm ả.
- Lần 2: Mụ đòi một cái nhà rộng ⇒ quát to “đồ ngu” ⇒ biển đã nổi sóng.
- Lần 3: Mụ đòi được làm nhất phẩm phu nhân ⇒ mắng như tát nước “đồ ngu”⇒ biển nổi sóng dữ dội.
- Lần 4: Mụ đòi được làm Nữ hoàng ⇒ giận dữ tát “mày cãi à?”⇒ biển nổi sóng mù mịt.
- Lần 5: Mụ đòi làm Long Vương ⇒ nổi cơn thịnh nộ, sai người lôi chồng tới ⇒ lúc này biển dông tố và sóng nổi ầm ầm
- Phân tích những yêu cầu và thái độ của mụ vợ cùng sự thay đổi của cảnh biển.
⇒ Như vậy, thái độ của mụ vợ đối với cá vàng: đòi hỏi ngày càng cao và quá đáng để đáp án sự tham lam của bản thân mình. Còn với chồng, sự bội bạc của người vợ ngày càng tăng thể hiện sự độc ác, thô lỗ, dữ dằn, bội bạc.
- Nghệ thuật: Miêu tả lặp lại, tăng tiến ⇒ khắc họa sâu sự tham lam vô độ của mụ vợ cũng như phê phán, lên án lòng tham quá mức của con người.
- Nhân vật ông lão đánh cá:
- Hoàn cảnh: sống trong một túp lều nát, ngày ngày làm công việc đi thả lưới, còn người vợ dệt vải ⇒ Nghèo, chăm chỉ.
- Phẩm chất đáng quý: có lòng nhân hậu, cứu giúp cá vàng không cần sự trả ơn.
- Điều đáng trách: nhu nhược và không dám phản ứng lại khi hứng chịu những đòi hỏi và sự hành hạ của vợ.
⇒ Là người lương thiện, độ lượng nhưng nhu nhược.
- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh con cá vàng và phản ứng của biển xanh:
- Hình tượng con cá vàng tượng trưng cho sự biết ơn, tấm lòng của nhân dân đối với những người nhân hậu ⇒ đại diện cho lòng tốt và cái thiện. Đồng thời, hình tượng này cũng tượng trưng cho chân lí của dân gian: trừng trị thích đáng đối với những kẻ tham lam, bội bạc.
- Những phản ứng của biển xanh tượng trưng cho thái độ rõ ràng của nhân dân trước lòng tham .
- Nếu ý nghĩa của kết thúc truyện ⇒ những người tốt bụng sẽ luôn được sống một cuộc sống bình yên, ngược lại những người tham lam, bội bạc như mụ vợ sẽ bị trừng trị thích đáng.
3. Kết bài
- Nội dung:
- Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người tốt bụng.
- Phê phán và nêu ra bài học thích đáng cho sự tham lam, bội bạc và nhu nhược.
- Nghệ thuật:
- Lặp lại tăng tiến, đối lập tương phản, nhân hóa, các yếu tố tưởng tượng hoang đường.
- Kết cấu vòng tròn.
- Câu chuyện hấp dẫn và mang ý nghĩa sâu xa.
C. Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
Tác phẩm “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là một tác phẩm điển hình của đại thi hào người Nga – Pushkin. Qua tác phẩm, tác giả muốn gửi gắm một chân lí, cái thiện bao giờ cũng được đền đáp xứng đáng, cái ác cái tham lam luôn luôn bị quả báo.
Tác phẩm viết về câu chuyện của hai vợ chồng sống nghèo khổ, ngày ngày ông lão ra biển đánh cá, còn mụ vợ thì suốt ngày đay nghiến ông lão, bắt ông lão phải làm cái này cái kia mà không hài lòng. Khi ông lão bắt được con cá vàng, con cá van xin ông thả đi thì con cá sẽ báo đáp ông. Nhưng ông chẳng muốn xin gì, ông về và kể lại câu chuyện cho mụ vợ. Thấy ông về nhà, mụ vợ đay nghiến, mắng mỏ ông là ngu ngốc, rồi bắt ông ra biển để xin con cá vàng cho một cái máng lợn mới.
Nhưng cái máng lợn mới vẫn không thỏa mãn lòng tham của mụ, mụ lại tiếp tục bắt ông lão ra bờ biển để xin ngôi nhà mới. Không dừng lại đó, mụ vợ lại được nước, bắt ông lão bắt con cá vàng cho mình làm trở thành nhất phẩm phu nhân. Nhưng mụ đâu có dừng lại đó, khi lòng tham vô đáy của mụ lên đến tột cùng, mụ đòi làm nữ hoàng và muốn có con cá vàng bên cạnh để hầu hạ cho ý muốn của mụ.
----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến----
Con cá là một biểu tượng cho chân lí cái thiện sẽ luôn được đền đáp, sống lương thiện sẽ được báo đáp. Chân lí này giống như câu “ở hiền gặp lành” của dân tộc Việt Nam ta. Đồng thời con cá vàng chính là công cụ để nhân dân lương thiện thi hành sự trừng trị thích đáng đối với những kẻ tham lam bạc bẽo.
Câu chuyên kết thúc thật bất ngờ, khi trước mặt ông lão hiện ra với túp lều rách nát ngày xưa và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trên cái máng lợn sứt mẻ”. Mọi thứ lại trở lại như xưa cũ và cái kết cục này là tất yếu, và là một bài học xứng đáng cho những kẻ tham lam và không biết giới hạn của sự mong muốn của mình. Mọi thứ nếu tới một giới hạn nhất định, nếu đi qua giới hạn đó, có thể con người đánh đổi và mất tất cả.
Tác phẩm kết thúc thật bất ngờ, qua tác phẩm tác giả muốn tỏ lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và sống lương thiện nhưng cũng đưa ra những bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, không làm gì mà thích sai khiến người khác để đạt được nguyện vọng của mình.
Bài tham khảo 2
Ông lão đánh cá và con cá vàng là một trong những tác phẩm xuất sắc của cây đại thụ làng thơ văn nước Nga nói riêng và thế giới nói chung – Pushkin. Tác phẩm chính là thông điệp về chiến thắng tất yếu của cái thiện và quả báo thích đáng cho những kẻ độc ác, tham lam.
Nội dung của truyện xoay quanh cuộc sống của hai vợ chồng ông lão đánh cá nghèo khổ. Ông lão hiền lành, nhưng mụ vợ lại là kẻ tham lam, suốt ngày đay nghiến, bắt chồng làm hết việc này tới việc khác.
Một ngày nọ, ông lão đi đánh cá và bắt được một con cá vàng, cá van xin được tha và hứa sẽ báo đáp, nhưng ông lão lại thả cá đi mà không đòi gì cả. Đây là một chi tiết chứng tỏ sự lương thiện, chất phác và không ham phú quý của ông lão đánh cá. Nhưng mụ vợ của ông lại trái ngược hoàn toàn. Nghe ông kể lại, mụ vợ nổi điên, mắng mỏ ông là kẻ ngu ngốc rồi bắt ông trở ra biển, tìm cá vàng xin một cái máng lợn mới.
----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến----
Theo cảm nhận của em, truyện có nhiều nét tương đồng với truyện cổ tích dân gian Việt Nam. Bởi nó truyển tải thông điệp "ở hiền gặp lành", tham lam sẽ gặp quả báo. Mọi thứ đều phải do mình làm ra và phải biết ơn khi nhận được, chứ không thể có chuyện ngồi không hưởng lộc.
Bên cạnh đó, Pushkin còn muốn nhắn nhủ thêm một bài học nữa, đó là mọi thứ đều có giới hạn, khi con người cố chấp vượt qua giới hạn đó thì tất yếu sẽ phải trả giá.
Trên đây là bài văn mẫu về phân tích truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng do Chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Ngoài ra các em còn có thể tham khảo thêm:
- Kể lại câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----