Phân tích nhân vật mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả: Pushkin là đại thi hào của Nga.
  • Giới thiệu tác phẩm và nhân vật mụ vợ:
    • Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là một câu chuyện mang triết lí sống biết báo ơn với những người hiền lành lương thiện và sự trừng trị thích đáng đối với những kẻ tham lam, bội bạc.
    • Nhân vật mụ vợ là đại diện cho những kẻ tham lam vô độ, bội bạc.

2. Thân bài:

  • Nêu sơ lược lại nội dung toàn bộ câu chuyện: câu chuyện kể về một ông lão đánh cá bắt được một con cá vàng, nhưng con cá xin ông trả tự do cho nó, đổi lại, nó sẽ thực hiện bất kì điều ước nào của ông.
  • Phân tích những yêu cầu của mụ vợ
    • Lần 1: Mụ đòi cái máng lợn mới
    • Lần 2: Mụ đòi một cái nhà rộng
    • Lần 3: Mụ đòi được làm nhất phẩm phu nhân
    • Lần 4: Mụ đòi được làm Nữ hoàng
    • Lần 5: Mụ đòi làm Long Vương
  • Nghệ thuật: Miêu tả lặp lại, tăng tiến ⇒ khắc họa sâu sự tham lam vô độ của mụ vợ cũng như phê phán, lên án lòng tham quá mức của con người.
  • Thái độ của mụ vợ đối với người chồng và cá vàng
    • Lần 1: mắng chồng là “đồ ngốc”
    • Lần 2: quát to “đồ ngu”
    • Lần 3: mắng như tát nước “đồ ngu”
    • Lần 4: giận dữ tát “mày cãi à?” 
    • Lần 5: nổi cơn thịnh nộ, sai người lôi chồng tới
  • Thái độ của mụ vợ đối với cá vàng: đòi hỏi ngày càng cao và quá đáng để đáp ứng sự tham lam của bản thân mình.
  • Thái độ của mụ vợ đối với chồng: sự bội bạc của người vợ ngày càng tăng thể hiện sự độc ác, thô lỗ, dữ dằn, bội bạc.
  • Ý nghĩa của kết truyện: những người tốt bụng sẽ luôn được sống một cuộc sống bình yên còn ngược lại những người tham lam, bội bạc như mụ vợ sẽ bị trừng trị thích đáng.

3. Kết bài:

  • Nôi dung: Phê phán và nêu ra bài học thích đáng cho sự tham lam, bội bạc của mụ vợ.
  • Nghệ thuật: Các biện pháp lặp lại tăng tiến, nhân hóa,… đã tạo ra ý nghĩa sâu xa cho câu chuyện.

C. Bài văn mẫu

Đề bài:  Phân tích nhân vật mụ vợ trong Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng của tác giả Pushkin.

Gợi ý làm bài:

Ông lão đánh cá và con cá vàng của Pushkin là một truyện cổ tích nổi tiếng của nước Nga và của thế giới. Đọc truyện, người đọc thấy yêu mến cá vàng, thương xót ông lão và vô cùng bất bình, căm giận mụ vợ. Có thể nói, nhân vật mụ vợ xứng đáng với sự chê trách của người đọc bởi mụ là một người tham lam và bội bạc.

Mụ ta trước hết là người hết sức tham lam. Chồng mụ vì thương xót cá vàng nên đã rộng lượng tha cho cá. Cảm tấm lòng ông lão, cá ban cho ông những điều ước. Như vậy là mụ vợ hoàn toàn không có công lao gì với cá. Mặc dù vậy, mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất ít giá trị: cái máng lợn, cái nhà; cho đến những đòi hỏi lớn về cả của cải và danh vọng: lâu đài, nhất phẩm phu nhân. Không thoả mãn với của cải và danh vọng, mụ đòi hỏi đến quyền lực tối cao: nữ hoàng. Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ, các em vui lòng xem trực tuyến hoặc tải về máy-----

Nhân vật mụ vợ ông lão đánh cá là hiện thân của sự tham lam và bội bạc tột cùng. Những kẻ như mụ phải trở lại cảnh máng lợn sứt, nhà tranh vách đất và bộ quần áo rách nát dường như vẫn còn chưa thoả đáng. Dẫu sao, kết thúc của tác phẩm  đã gióng lên một lời nhắc nhở và cảnh tỉnh những ai còn đang mang trong mình những ước mơ ngông cuồng về tiền tài, danh vọng mà quên đi tình nghĩa con người.

 

Trên đây là bài soạn Phân tích nhân vật mụ vợ trong truyện Ông già và biển cả của Pushkin. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?