1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ: Nhờ có những câu ca dao ấy mà dân tộc ta luôn tự hào là một dân tộc đoàn kết, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Tiêu biểu trong số các câu ca dao tục ngữ ấy là câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
b. Thân bài:
* Giải thích nghĩa của các vế trong tục ngữ: “Một con ngựa” đại diện cho một cá nhân, mỗi một con người, “con ngựa đau” chính là biểu tượng cho hoàn cảnh của cá nhân con người đó khi phải đối mặt với những bất hạnh, khó khăn và thử thách trong cuộc sống
* Phân tích, chứng minh:
- Tình thương giữa con người với nhau và giữa tập thể với cá nhân: Trong một tập thể, khi có một cá nhân nào đó gặp hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh thì luôn có những con người trong tập thể ấy sẵn sàng giúp đỡ, tương trợ để cả nhân vững vàng vượt qua khó khăn
- Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta: Bên cạnh đó, câu tục ngữ còn thể hiện và khẳng định rõ tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết giữa những con người với nhau. Khi một người gặp khó khăn thì mọi người xung quanh không được phép thờ ơ, hững hờ, mà hãy sẵn sàng quan tâm, sẻ chia và ra tay giúp đỡ.
* Mở rộng vấn đề: Lịch sử đã chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta qua bao cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, nhờ có sự đồng lòng của cả dân tộc mà nhân dân ta giữ vững được chủ quyền độc lập dân tộc cho tới hiện tại
c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị câu tục ngữ: Câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã thể hiện được một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Thế hệ trẻ chúng ta ngày nay cần gìn giữ và phát huy tốt hơn nữa truyền thống này.
3. Bài văn mẫu
Đề bài: Em hãy viết bài văn ngắn giải thích câu tục ngữ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Gợi ý làm bài:
3.1. Bài văn mẫu số 1
Kho tàng tục ngữ của nhân dân ta vô cùng phong phú và giàu ý nghĩa. Mỗi câu tục ngữ như một kinh nghiệm đúc kết của nhân dân ta. Chúng ta không thể nào quên những bài học được rút ra từ những câu tục ngữ ấy. Tiêu biểu là câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho mỗi người.
Tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Khi có một con bị ốm đau, bỏ ăn thì những con ngựa khác trong tàu cũng sẽ bỏ ăn theo. Qua đó, câu tục ngữ muốn thể hiện tình thương giữa con người với con người - là sự đoàn kết, quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Khi con người biết coi nỗi đau của người khác giống như nỗi đau của chính mình thì mới có thể hiểu được những gì mà họ cần khi ấy. Chính vì thế mà đoàn kết, nhân ái, quan tâm chính là ý nghĩa mà câu nói trên muốn nhắc đến. Và đó cũng là một lối sống đẹp của con người Việt Nam nước ta.
“Ngựa” là một loài vật phải lao động nặng, có nhu cầu sử dụng lượng thực nhiều. Còn “tàu” chỉ máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa, cũng dùng để gọi chuồng ngựa. Khi “một con ngựa đau” mà “cả tàu không ăn cỏ” điều đó cho thấy cả đàn ngựa cũng buồn bã, không thiết đến việc ăn uống, không để ý đến sức khỏe của chính bản thân mình. Câu tục ngữ mang hàm ý rất rằng trong một gia đình hay tập thể, nếu người gặp chuyện không may thì những người còn lại cũng lo lắng không yên. Câu tục ngữ này đã phản ánh rất trung thực đời sống tinh thần tình cảm biết quan tâm, chia sẻ những buồn vui nỗi buồn của người Việt Nam.
Trong một gia đình, khi có người bị ốm, những thành viên khác cũng rất lo lắng, bồn chồn. Bạn có nhớ lần bạn bị ốm, mẹ đã thức suốt đêm để chăm cho bạn ngủ. Bố cũng ăn cơm không ngon, người đi công tác mà liên tục gọi điện về hỏi thăm tình hình của bạn. Bạn cũng chẳng thể nào quên ngày bố đi công tác xa vào đúng đợt rét tăng cường. Mẹ nghe dự báo thời tiết mà đứng ngồi không yên vì bố chủ quan không mang áo rét. Bạn cũng vì thế mà bồn chồn đi lại. Hay trong lớp học của chúng ta cũng vậy. Khi có một bạn bị ốm phải nghỉ học, các bạn khác chợt thấy thiếu vắng mà lòng nao nao buồn. Sau buổi học, ai cũng cố sắp xếp thời gian đi thăm bạn. Lại nữa, nếu trong lớp học có bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì lớp chắc chắn sẽ có một quỹ khuyến học để động viên, giúp đỡ bạn trong đời sống sinh hoạt.
Thật vậy, trong cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng suôn sẻ, cũng theo dòng nước chảy trôi. Trước mặt sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thử thách. Nhưng lúc đó nếu có những người khác sẵn sàng ở bên và giúp đỡ thì thật tốt biết bao. Đây cũng chính là một biểu hiện sâu sắc nhất của tình thương, lòng nhân ái. Trong một lớp học, có một bạn bị ốm suốt một tuần liền không đi học được. Những bạn khác trong lớp đến tận nhà thăm hỏi, động viên; có bạn còn chép bài lại cho bạn, có bạn còn giúp bạn làm bài tập. Những biểu hiện này tuy rất nhỏ nhặt nhưng đã nói lên được tình yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Xã hội đang cần lắm rất nhiều tấm lòng có tình yêu thương, sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc. Bởi mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn khi được chia sẻ, được giãi bày và được giúp đỡ.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có không ít người sống ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Ví dụ như câu tục ngữ “Đèn nhà ai người ấy rạng”. Đây chính là lối sống chỉ biết mình rất đáng lên án, trái ngược với tinh thần đồng cam cộng khổ nói trên.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã nhắc nhở chúng ta hãy sống có tình có nghĩa, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau cùng sống, cùng phát triển. Tình yêu thương sẽ làm tốt đẹp hơn rất nhiều mối quan hệ trong xã hội.
3.2. Bài văn mẫu số 2
Tinh thần yêu thương một tổ chức một cộng đồng hay nói rộng ra là toàn xã hội là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Bàn về vấn đề này có rất nhiều câu ca dao khuyên con người phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau để cùng vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Vấn đề ấy được nhắc đến thường xuyên qua lời dạy dỗ của cha mẹ thầy cô từ khi chúng ta còn rất nhỏ qua câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
Trước hết chúng ta cần phải hiểu câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào. Con ngựa là một loài động vật có sức khỏe, là một loại động vật ăn rất nhiều. Còn “tàu” là cái máng lợn hoặc là chuồng ngựa. Ở đây tàu có nghĩa là một chuồng ngựa. Câu tục ngữ có nghĩa là khi một con ngựa trong đàn mà bị ốm không ăn được thì cả đàn ngựa đó cũng không muốn ăn gì cả mà chăm sóc con ngựa bị ốm để nó mau chóng khỏi bệnh khỏe để cùng chơi đùa với chúng. Dân gian đã mượn hình ảnh một con vật nuôi ở đây là con ngựa một con vật vốn thân thiết với con người để nói đến một vấn đề sâu sắc về con người “Một con ngựa đau” hàm ý chỉ sự hoạn nạn khó khăn của một cá thể còn “cả tàu bỏ cỏ” thể hiện sự sẻ chia của cả một đồng loại. Câu thành ngữ đã nói lên sự sẻ chia khi gặp khó khăn hoạn nạn tinh thần tương ái của cộng đồng luân quan tâm của một tập thể đến một cá thể trong xã hội.
Câu tục ngữ trên đã nêu lên và khẳng định mối quan hệ gắn kết giữa con người với con người với nhau, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng, xã hội. Nó không chỉ ca ngợi về tình người ấm áp và còn mang đến cho chúng ta bài học về tinh thần đoàn kết. “Một con ngựa” đại diện cho một cá nhân, mỗi một con người, “con ngựa đau” chính là biểu tượng cho hoàn cảnh của cá nhân con người đó khi phải đối mặt với những bất hạnh, khó khăn và thử thách trong cuộc sống. “Cả tàu” ý nói là cả tàu ngựa hay đàn ngựa, tượng trưng cho một tập thể, cộng đồng và lớn hơn là cả xã hội bao gồm những con người cùng chung sống. Khi một con ngựa bị đau thì cả tàu ngựa “bỏ cỏ” ý muốn nói về tình thương của tập thể, cộng đồng vì cá nhân. Trong một tập thể, có một cá nhân nào đó gặp hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh, những trở ngại khó có thể vượt qua thì luôn có những con người trong tập thể ấy sẵn sàng giúp đỡ, tương trợ để cả nhân vững vàng vượt qua khó khăn.
Bên cạnh đó, câu tục ngữ còn thể hiện và khẳng định rõ tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết giữa những con người với nhau. Khi một người gặp khó khăn thì mọi người xung quanh không được phép thờ ơ, hững hờ, mà hãy sẵn sàng quan tâm, sẻ chia và ra tay giúp đỡ. Tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Lịch sử đã chứng minh tinh thần đoàn kết của dân tộc ta qua bao cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, nhờ có sự đồng lòng của cả dân tộc mà nhân dân ta giữ vững được chủ quyền độc lập dân tộc cho tới hiện tại.
Câu tục ngữ nhằm nói tới tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của con người khi sống chung với nhau trong một ngôi nhà, một tập thể, cùng một môi trường sống. Chính sự tương thân, tương ái chia sẻ vui buồn sẽ giúp con người gần gũi nhau hơn, xây dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài hơn. Trong gia đình, hay trong một tập thể khi có một người bị đau ốm hoặc gặp tai nạn, chuyện buồn khổ nào đó thì những người còn lại cũng đau buồn theo không thiết tha ăn uống gì cả.
Câu tục ngữ nhằm nói tới tình yêu thương, tấm lòng nhân ái của con người khi sống chung với nhau trong một ngôi nhà, một tập thể, cùng một môi trường sống. Chính sự tương thân, tương ái chia sẻ vui buồn sẽ giúp con người gần gũi nhau hơn, xây dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài hơn.
Như vậy, câu “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” là hoàn toàn đúng đắn. Nó đã gợi ra cho chúng ta những bài học ý nghĩa về cuộc sống.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----