ÔN THI HSG CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG – BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
MÔN SINH HỌC 9 NĂM 2021
I. Con người, dân số và môi trường
1. Tác động của con người tới môi trường
1.1. Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội
* Tác động của con người:
- Thời nguyên thuỷ: con người đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ " giảm diện tích rừng.
- Xã hội nông nghiệp:
+ Trồng trọt, chăn nuôi, chặt phá rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.
+ Cày xới đất canh tác làm thay đổi đất, nước tầng mặt làm cho nhiều vùng bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.
+ Con người địnhcư và hình thành các khu dân cư, khu sản xuất nông nghiệp.
+ Nhiều giống vật nuôi, cây trồng hình thành.
- Xã hội công nghiệp:
+ Xây dựng nhiều khu công nghiệp, khai thác tài nguyên bừa bãi làm chodiện tích đất càng thu hẹp, rác thải lớn.
+ Sản xuất nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật làm cho sản lượng lương thực tăng, khống chế dịch bệnh, nhưng cũng gây ra hậu quả lớn cho môi trường.
+ Nhiều giống vật nuôi, cây trồng quý.
1.2. Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên
- Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu: mất cân bằng sinh thái, xói mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, cháy rừng, hạn hán, ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
2. Ô nhiễm môi trường
2.1. khái niệm:
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Nguyên nhân ô nhiễm môi trường do:
+ Hoạt động của con người.
+ Hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nham thạch, xác sinh vật thối rữa...
2.2. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
a. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt:
- Các khí thải độc hại cho cơ thể sinh vật: CO; CO2; SO2; NO2... bụi do quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các hoạt động: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, đun nấu sinh hoạt...
b. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học:
- Các hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học thường tích tụ trong đất, ao hồ nước ngọt, đại dương và phát tán trong không khí, bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
- Con đường phát tán:
+ Hoá chất (dạng hơi) " nước mưa " đất (tích tụ) " Ô nhiễm mạch nước ngầm.
+ Hoá chất " nước mưa " ao hồ, sông, biển (tích tụ) " bốc hơi vào không khí.
+ Hoá chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật.
c. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
- Các chất phóng xạ từ chất thải của công trường khai thác, chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân...
- Gây đột biến ở người và sinh vật, gây một số bệnh di truyền và ung thư.
d. Ô nhiễm do các chất thải rắn:
- Chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường: đồ nhựa, giấy vụn, cao su, rác thải, bông kim y tế...
e. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:
- Sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ chất thải không được thu gom và xử lí: phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, rác thải từ bệnh viện...
- Sinh vật gây bệng vào cơ thể người gây bệnh do ăn uống không giữ vệ sinh, vệ sinh môi trường kém...
2.3. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường:
- Hạn chế ô nhiễm không khí : Phải có qui hoạch tốt và bố trí hợp lí khi xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư tránh ô nhiễm không khí ở khu dân cư.
- Tăng cường việc xây dựng các công viên, vành đai xanh để hạn chế bụi, tiếng ồn. Cần lắp đặt các thiết bị lọc bụi và xử lí khí độc hại trước khi thải ra không khí, phát triển công nghệ để sử dụng các nguyên liệu không gây khói bụi.
- Hạn chế ô nhiễm nguồn nước: Xây dựng các hệ thống cấp và thải nước ở các đô thị, khu công nghiệp để nguồn nước thải ra không làm ô nhiễm nguồn sạch , xây dựng hệ thống xử lí nước thải hạn chế chất độc hại ra nguồn nước.
- Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: Hạn chế sử dụng thuốc trong việc bảo vệ thực vật, tăng cường các biện pháp cơ học, sinh học trong việc tiêu diệt sinh vật có hại.
- Các biện pháp hạn chế chất thải rắn: Cần quản lí chặt chẽ chất thải rắn, cần chú ý phát triển các biện pháp tái sử dụng chất thải rắn làm nguyên liệu sản xuất
II. Bảo vệ môi trường
1. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
1.1. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu
+ Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có khả năng phục hồi (tài nguyên sinh vật, đất, nước…)
+ Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên qua 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt (than đá, dầu mỏ…)
+ Tài nguyên vĩnh cửu là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường (năng lượng mặt trời, gió, nắng…)
1.2. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
a. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất
- Vai trò của đất: là môi trường để sản xuất lương thực, thực phẩm. Đất là nơi để xây nhà, khu công nghiệp, làm đường giao thông...
- Thực trạng hiện nay: Nguồn tài nguyên đất đang bị suy thoái do xói mòn, rửa trôi, nhiễm mặn, bạc màu, ô nhiễm...
- Cách sử dụng hợp lí: chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiêm xmặn.. và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
- Biện pháp: Thuỷ lợi, kĩ thuật làm đất, bón phân, chế độ canh tác... đặc biệt là trồng cây, gây rừng nhất là rừng đầu nguồn.
b. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước
- Vai trò của nước: Nước là một nhu cầu không thể thiếu của tất cả các sinh vật trên trái đất.
- Thực trạng hiện nay: Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm và có nguy cơ cạn kiệt.
- Cách sử dụng hợp lí: khơi thông dòng chảy, không xả rác thải công nghiệp và sinh hoạt xuống sông, hồ, ao, biển.. tiết kiệm nguồn nước.
1.3. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng
- Vai trò của rừng: Rừng cung cấp lâm sản quý: gỗ, củi, thuốc chữa bệnh, là nơi sống của nhiều loài sinh vật, điều hòa khí hậu, ngăn lũ lụt, xói mòn đất, góp phần giữ cân bằng sinh thái.
- Hậu quả của việc chặt phá và đốt rừng làm cạn kiệt nguồn nước, xói mòn, ảnh hưởng tới khí hậu của trái đất do lượng nước bốc hơi ít...
- Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng: khai thác hợp lí kết hợp với trồng rừng và bảo vệ rừng. Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên.
2. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã
2.1. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã.
- Môi trường đạng bị suy thoái.
- Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng tránh ô nhiễm môi trường, luc lụt, hạn hán, góp phần giữ cân bằng sinh thái.
2.2. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
a. Bảo vệ tài nguyên sinh vật
- Bảo vệ rừng đầu nguồn, phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng rừng phòng hộ ...
- Xây dựng các khu bảo tồn tự nhiên, rừng cấm, rừng bảo tồn để tạo môi trường sống cho các loài sinh vật và bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm.
- Bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm của thực vật, khai thác hợp lí tài nguyên rừng ...
- Phòng chống cháy rừng, ngăn chặn việc du canh, du cư của người dân tộc thiểu số, kìm hãm sự phát triển dân số ở mức độ hợp lí ..
b. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hoá
+ Cải tạo khí hậu, hạn chế xói mòn đất, hạn chế hạn hán, lũ lụt...
+ Điều hòa lượng nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán, có nước mở rộng diện tích trồng trọt, tăng năng suất cây trồng.
+ Tăng độ màu mỡ cho đất, phủ xanh vùng đất trống bỏ hoang, phân hữu cơ được xử lí đúng kĩ thuật, không mang mầm bệnh cho người và động vật.
+ Làm đất không bị cạn kiẹtt nguồn dinh dưỡng, tận dụng hiệu suất sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng.
+ Đem lại lợi ích kinh tế, có đủ kinh phí đầu tư cho cải tạo đất.
2.3. Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
+ Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia vệ sinh công cộng, vệ sinh công viên, trường học, đường phố...
+ Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây.
+ Tuyên truyền về giá trị của thiên nhiên, mục đích bảo vệ thiên nhiên cho cộng đồng.
3. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
3.1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng hợp lí để hạn chế mức độ khai thác, không khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen.
- Trồng rừng góp phần khôi phục các hệ sinh thái bị thoái hoá, chống xói mòn đất, tăng nguồn nước...
- Phòng cháy rừng " bảo vệ rừng.
- Vận động định canh, định cư để bảo vệ rừng đầu nguồn.
- Phát triển dân số hợp lí, giảm áp lực sử dụng tài nguyên rừng.
- Tuyên truyền bảo vệ rừng, toàn dân cùng tham gia bảo vệ rừng.
3.2. Bảo vệ hệ sinh thái biển
- Bảo vệ bãi cát biển (nơi rùa đẻ trứng) và vận động người dân không đánh bắt rùa biển.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có và trồng lại rừng đã bị chặt phá.
- Xử lí nước thải trước khi đổ ra sông, biển.
- Làm sạch bãi biển và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
3.3. Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp
Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực và thực phẩm nuôi sống con người.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam:
+ Vùng núi phía Bắc: Chủ yếu trồng quế, hồi, lúa nương...
+ Vùng trung du phía Bắc: Chủ yếu trồng chè.
+ Vùng tây nguyên: Chuyên trồng cà phê.
+Vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng: Phát triển nghề trồng lúa nước.
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Trồng lúa nước.
Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp là cần duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu, đồng thời cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.
4. Luật bảo vệ môi trường
4.1. Sự cần thiết ban hành luật
+ Lí do ban hành luật là do môi trường bị suy thoái và ô nhiễm nặng.
- Luật bảo vệ môi trường bao gồm các qui định về việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường, ngăn chặn các tác động tiêu cực, phục hồi các tổn thất, không ngừng cải thiện tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước. Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là biện pháp hết sức quan trọng.
4.2. Một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường
+ Cháy rừng, lở đất, lũ lụt, sập hầm, sóng thần
1. Phòng chống suy thoái; ô nhiễm và sự cố môi trường (chương II)
2. Khắc phục suy thoái; ô nhiễm và sự cố môi trường (chương III)
4.3 Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường
- Mỗi người dân phải hiểu và nắm vững luật bảo vệ môi trường.
- Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường.
Mở rộng:
- Sinh quyển là khoảng không gian có sinh vật cư trú, bao phủ bề mặt trái đất, sâu tới 100m trong thạch quyển, toàn bộ thuỷ quyển tới đáy biển sâu trên 8km, lên cao tới 20km trong khí quyển. Ước tính có tới hai triệu loài sinh vật cư trú trong sinh quyển.
- Tác động của con người tới sinh quyển:
+ Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển, con người đã thường xuyên tác động trực tiếp tới thiên nhiên và cải biến môi trường sống. Những hoạt động đó đã ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tác động mạnh tới sinh quyển.
+ Sự gia tăng dân số cùng với công nghiệp hoá đã làm ảnh hưởng trước tiên là diện tích rừng và đất trồng và làm tăng ô nhiễm môi trường sống.
* Sự phát triển bền vững:
- Sự phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu hiện tại nhưng không làm hại khả năng đảm bảo nhu cầu cho các thế hệ mai sau, có thể cải thiện chất lượng cuộc sống trong phạm vi có thể chấp nhận được.
- Sự phát triển không tàn phá môi trường, trong đó mọi người phải luôn luôn kết hợp lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng (lợi ích cá nhân, quốc gia, quốc tế) để bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người.
----
-(Để xem nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Ôn thi HSG chủ đề Con người, dân số và môi trường-Bảo vệ môi trường môn Sinh học 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: