ÔN TẬP ĐỘ TAN, NỒNG ĐỘ PHẦN TRĂM, NỒNG ĐỘ MOL
I. TOÁN VỀ ĐỘ TAN
1.1. Định nghĩa độ tan
Độ tan của một chất là số gam chất đó tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ
1.2. Công thức tính
\({S_{}} = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{H_2}O}}}} \cdot 100\)
Trong đó:
S: Độ tan (g)
Mct: khối lượng chất tan (g)
mH2O: khối lượng nước (g)
1.3. Vận dụng
Ví dụ :
Ở 20oC hòa tan 7,18 gam muối ăn vào 20 gam nước thì thu được dung dịch bão hòa. Tính độ tan của muối ăn ở nhiệt độ đó.
Giải
Độ tan của muối ăn ở 20oC là:
\({S_{}} = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{H_2}O}}}} \cdot 100\) = \(\frac{{7,18}}{{20}}.100 = 35,9(g)\)
2. Mối quan hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm
2.1. Các công thức
a.Theo định nghĩa: \({S_{}} = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{H_2}O}}}} \cdot 100\) (gam/100g H2O) – dung môi xét là H2O
b. Mối quan hệ S và C%: \(S = \frac{{C\% }}{{100 - C\% }} \cdot 100\)
hay \(C\% = \frac{S}{{100 + S}} \cdot 100\% \) (C% là nồng độ % của dung dịch bão hòa)
2.2. Vận dụng
Ví dụ :
Dung dịch bão hòa NaNO3 ở 10oC có nồng độ 44,44%. Tính độ tan của dung dịch NaNO3 ở 10oC
Giải
Độ tan của NaNO3 là:
\(S = \frac{{C\% }}{{100 - C\% }}.100 = \frac{{44,44}}{{100 - 44,44}}.100 = 80(g)\)
Dạng 1: Bài toán có liên quan đến độ tan
Ví dụ 1: Ở 20oC, hòa tan 80 gam KNO3 vào 190 g nước thi được dung dịch bão hòa. Vậy độ tan của KNO3 ở 20oC là bao nhiêu?
Giải
Độ tan của KNO3 là:
\({S_{}} = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{H_2}O}}}} \cdot 100\) = \(\frac{{80}}{{190}} = 42,1(g)\)
Ví dụ 2: Độ tan của muối CuSO4 ở 25oC là 40 gam. Tính số gam CuSO4 có trong 280 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở nhiệt độ trên?
Giải
Cách 1:
Ở 25oC : | 100g H2O hòa tan 40 gam CuSO4 để tạo thành 140 gam dung dịch CuSO4 bão hòa |
| Vậy x = ? (g) CuSO4 để tạo thành 280 g dung dịch CuSO4 bão hòa |
⇒ \(x = \frac{{40 \times 280}}{{140}} = 80(g)\)
Cách 2:
Nồng độ dung dịch muối CuSO4 là:
C% = \(\frac{{40}}{{40 + 100}} \times 100 = 28,57\% \)
Khối lượng CuSO4 có trong 280 gam dung dịch CuSO4 là:
mct = mdd . = 280. = 80 (g)
Dạng 2: Bài toán liên quan giữa độ tan của một chất và nồng độ phần trăm dung dịch bão hoà của chất đó.
Ví dụ 1: Độ tan của muối KCl ở 100 oC là 40 gam. Nồng độ % của dung dịch KCl bão hòa ở nhiệt độ này là bao nhiêu?
Giải
Nồng độ % của dung dịch KCl ở nhiệt độ 100oC là:
\(C\% = \frac{{40}}{{40 + 100}} \times 100 = 28,57\% \)
Dạng 3: Bài toán tính lượng tinh thể ngậm nước cần cho thêm vào dung dịch cho sẵn.
* Đặc điểm
- Tinh thể cần lấy và dung dịch cho sẵn có chứa cùng loại chất tan.
Chú ý: Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mdd tạo thành = mtinh thể + mdd ban đầu
m chất tan trong dd tạo thành = mchất tan trong tinh thể + mchất tan trong dd ban đầu
Ví dụ 1: Để điều chế 560g dung dịch CuSO4 16% cần phải lấy bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% trộn với bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O.
Giải
Khối lượng CuSO4 có trong dung dịch CuSO4 16% là:
mCuSO4 = mct = \({m_{CaS{O_4}}} = {m_{ct}} = \frac{{560.16}}{{100}} = 89,6g\)
Đặt mCaSO4.5H2O = x gam
1 mol (hay 250g) CuSO4.5H2O chứa 160g CuSO4
Vậy x(g) CuSO4.5H2O chứa \(\frac{{160x}}{{250}} = \frac{{16x}}{{25}}\)
mdd CuSO4 8% có trong dung dịch CuSO4 16% là: (560 - x) g
mct CuSO4 (có trong dd CuSO4 8%) là: \(\frac{{(560 - x).8}}{{100}} = \frac{{(560 - x).2}}{{25}}(g)\)
Ta có phương trình: \(\frac{{(560 - x).2}}{{25}} + \frac{{16}}{{25}} = 89,6\)
Giải phương trình được: x = 80.
Vậy cần lấy 80g tinh thể CuSO4.5H2O và 480g dd CuSO4 8% để pha chế thành 560g dd CuSO4 16%.
Cách khác
Lưu ý: Lượng CuSO4 có thể coi như dd CuSO4 64% (vì cứ 250g CuSO4.5H2O thì có chứa 160g CuSO4).
Vậy C%(CuSO4) = (160 : 250) .100% = 64%.
Áp dụng sơ đồ đường chéo:
⇒ \(\frac{{{m_{CuS{O_4}.5{H_2}O}}}}{{{m_{ddCuS{O_4}.8\% }}}} = \frac{8}{{48}} = \frac{1}{6}\)
Đặt x là số gam CuSO4.5H2O và y là số gam CuSO4 8%
Ta có hệ:
\(\frac{x}{y} = \frac{1}{6}\) và x + y = 560
Giải được : x = 80 và y = 480
Vậy cần lấy 80g tinh thể CuSO4.5H2O và 480g dd CuSO4 8% để pha chế thành 560g dd CuSO4 16%.
Ví dụ 2: Tính lượng tinh thể CuSO4.5H2O cần dùng để điều chế 500 ml dung dịch CuSO4 8% (d = 1,1g/ml).
Giải
Khối lượng dung dịch CuSO4 8% là:
mdd = 1,1 x 500 = 550 (g)
Khối lượng CuSO4 nguyên chất có trong dd 8% là:
\({m_{ct}} = \frac{{8 \times 550}}{{100}} = 44(g)\)
Đặt \({{\rm{m}}_{{\rm{CuS}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{.5}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}}}{\rm{ = x(g) }}\)
1mol (hay 250g) CuSO4.5H2O chứa 160g CuSO4
Vậy x(g) …… chứa 44g CuSO4
→ \(x = \frac{{250 \times 44}}{{160}} = 68.75gam\)
Khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O cần lấy là: 68,75g
II. BÀI TOÁN XÁC ĐỊNH LƯỢNG KẾT TINH
1. Đặc điểm
Khi làm lạnh một dung dịch bão hòa với chất tan rắn thì độ tan thường giảm xuống vì vậy có một phần chất rắn không tan bị tách ra gọi là phần kết tinh.
+ Nếu chất kết tinh không ngậm nước thì lương nước trong hai dung dịch bão hòa bằng nhau.
+ Nếu chất rắn kết tinh có ngậm nước thì lượng nước trong dung dịch sau ít hơn trong dung dịch ban đầu:
2. Cách giải toán:
TH1: Chất kết tinh không ngậm nước | TH2: Chất kết tinh ngậm nước |
B1: Xác định khối lượng chất tan ( ) và khối lượng nước ( ) có trong dung dịch bão hòa ở nhiệt độ cao. B2: Xác định khối lượng chất tan ( ) có trong dung dịch bão hòa. ở nhiệt độ thấp (lượng nước không đổi) \({m_{ct}} = \frac{S}{{100}} \cdot {m_{{H_2}O}}\) B3: Xác định lượng chất kết tinh
| B1: Xác định khối lượng chất tan ( ) và khối lượng ( ) có trong dung dịch bão hòa ở nhiệt độ cao. B2: Đặt số mol của hiđrat bị kết tinh là a (mol) \({m_{ct}}(KT){\rm{ va }}{{\rm{m}}_{{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}}}{\rm{(KT)}}\) B3: Lập phương trình biểu diễn độ tan của dung dịch sau (theo ẩn a) \({S_2} = \frac{{\Delta {m_{ct}}}}{{\Delta {m_{{H_2}O}}}} \cdot 100\, = \,\frac{{{m_{ct({t^0}cao)}} - {m_{ct(KT)}}}}{{{m_{{H_2}O({t^0}cao)}} - {m_{{H_2}O(KT)}}}}.100\) B4: Giải phương trình và kết luận. |
3. Vận dụng:
Dạng 1: Bài toán tính lượng tinh thể tách ra hay thêm vào không ngậm nước khi thay đổi nhiệt độ một dung dịch bão hoà cho sẵn.
Cách giải:
Bước 1: Xác định khối lượng chất tan (mct), khối lượng nước có trong dung dịch bão ở t0 cao (ở t0 thấp nếu bài toán đưa từ dung dịch có t0 thấp lên t0 cao)
Bước 2: Xác định khối lượng chất tan (mct) có trong dd bảo hòa của t0 thấp (dạng toán này \({m_{ct}} = \frac{S}{{100}} \cdot {m_{{H_2}O}}\) khối lượng nước không đổi).
\({m_{ct}} = \frac{S}{{100}} \times {m_{{H_2}O}}\)
Bước 3: Xác định lượng kết tinh
m(kt) = mct (ở nhiệt độ cao) - mct (ở nhiệt độ thấp)
(Nếu là toán đưa ddbh từ t0 cao → thấp)
hoặc : m(kt thêm) = mct (ở nhiệt độ cao) - mct (ở nhiệt độ thấp)
Ví dụ 1: Xác định lượng muối KCl kết tinh khi làm lạnh 604 gam dung dịch muối KCl bão hòa ở 800C xuống còn 100C. Biết độ tan của KCl ở 800C là 51 gam và ở 100C là 34 gam.
Giải
Ở 800C SKCl = 51 gam
Nghĩa là 51g KCl hòa tan trong 100g H2O tạo thành 151g dung dịch KCl bão hòa.
x(g) KCl hòa tan trong y(g) H2O tạo thành 604 (g) dung dịch KCl bão hòa.
→ x = \(\frac{{604.51}}{{151}} = 204\) g KCl và y = 604 - 204 = 400g H2O
Ở 200C SKCl = 34 gam
Nghĩa là 100g H2O hòa tan được 34g KCl
400g H2O hòa tan được a (g) KCl \( \to a = \frac{{400.34}}{{100}} = 136\)
Vậy lượng muối KCl kết tinh trong dung dịch là:
mKCl = 204 - 136 = 68 g
Ví dụ 2: Ở 120C có 1335g dung dịch CuSO4 bão hoà. Đun nóng dung dịch lên đến 900C. Hỏi phải thêm vào dung dịch bao nhiêu gam CuSO4 để được dung dịch bão hoà ở nhiệt độ này. Biết ở 120C, độ tan của CuSO4 là 33,5 và ở 900C là 80.
Giải
Ở 120C SCuSO4 = 33,5 gam
Nghĩa là 33,5g CuSO4 hòa tan trong 100g H2O tạo thành 133,5g dung dịch bão hòa.
x(g) …………......... y(g) ………..... 1335g dung dịch bão hòa
→ \(x = \frac{{1335.33,5}}{{133,5}} = 335gam\) CuSO4 và y = 1335 - 335 = 1000g H2O
Ở 900C \({{\rm{S}}_{{\rm{CuS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}{\rm{ }}}}{\rm{ = 80 gam}}\)
Nghĩa là 100g H2O hòa tan được 80g CuSO4
1000g H2O …………. A g CuSO4 \( \to a = \frac{{1000.80}}{{100}} = 800gam\)
Vậy lượng muối CuSO4 cần thêm vào dung dịch là:
mCuSO4 = 800 - 335 = 565g
Dạng 2: Bài toán tính khối lượng khối lượng tinh thể tách ra hay thêm vào có ngậm H2O, khi thay đổi nhiệt độ một dung dịch bão hoà cho sẵn.
Cách giải:
Bước 1: Xác định khối lượng chất tan ( ) và khối lượng ( ) có trong dung dịch bão hòa ở nhiệt độ cao.
Bước 2: Đặt số mol của hiđrat bị kết tinh là a (mol)
Bước 3: Lập phương trình biểu diễn độ tan của dung dịch sau (theo ẩn a)
\({S_2} = \frac{{\Delta {m_{ct}}}}{{\Delta {m_{{H_2}O}}}} \times 100 = \frac{{{m_{(ct)({t^0}cao)}} - {m_{ct(KT)}}}}{{{m_{{H_2}O({t^0}cao)}} - {m_{{H_2}O(KT)}}}} \times 100\)
Bước 4: Giải phương trình và kết luận.
Ví dụ 1: Độ tan của CuSO4 ở 850C và 120C lần lượt là 87,7g và 35,5g . Khi làm lạnh 1877 gam dung dịch bão hòa CuSO4 từ 800C - 120C thì có bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch.
Hướng dẫn:
Lưu ý chất kết tinh ngậm nước nên lượng nước trong dung dịch thay đổi
Giải
Ở 850C , SCuSO4 = 87,7 gam
Nghĩa là: 100g H2O hòa tan 87,7 gam CuSO4 tạo thành 187,7 gam dung dịch bão hòa
1000g H2O ...... 877 gam CuSO4 ............. 1877 gam dung dịch bão hòa
Gọi x là số mol CuSO4.5H2O tách ra
→ khối lượng H2O tách ra: 90x (g)
Khối lượng CuSO4 tách ra : 160x gam
Ở 120C, TCuSO4 = 35,5
Ta có phương trình : \(\frac{{887 - 160x}}{{1000 - 90x}} = \frac{{35,5}}{{100}}\) giải ra x = 4,08 mol
Khối lượng CuSO4 .5H2O kết tinh : 250.4,08 =1020 gam
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Ôn tập về độ tan, nồng độ phần trăm, nồng độ mol môn Hóa học 8 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.