Chúng tôi xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 4 bài học Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên. Bài học với phần hướng dẫn giải chi tiết bài tập SGK được biên soạn chi tiết, dễ hiểu nhất nhằm giúp các em ôn tập, củng cố các kiến thức về các phép tính với số tự nhiên. Hy vọng bài học này sẽ giúp các em học tập thật tốt.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a) 6195 + 2785 b) 5342 - 4185
47836 + 5409 29041 - 5987
10592 + 79438 80200 - 19194
Hướng dẫn giải:
- Đặt tính rồi tính sao cho các chữ số ở cùng hàng thẳng cột với nhau.
a)
\(\begin{array}{l}
\underline { + \begin{array}{*{20}{c}}
{6195}\\
{2875}
\end{array}} \\
\,\,\,\,8980
\end{array}\) \(\begin{array}{l}
\underline { + \begin{array}{*{20}{c}}
{47836}\\
{\,\,\,5409}
\end{array}} \\
\,\,\,\,53245
\end{array}\) \(\begin{array}{l}
\underline { + \begin{array}{*{20}{c}}
{10592}\\
{79438}
\end{array}} \\
\,\,\,\,90030
\end{array}\)
b)
\(\begin{array}{l}
\underline { - \begin{array}{*{20}{c}}
{5342}\\
{4185}
\end{array}} \\
\,\,\,\,1157
\end{array}\) \(\begin{array}{l}
\underline { - \begin{array}{*{20}{c}}
{29041}\\
{\,\,\,5987}
\end{array}} \\
\,\,\,\,23054
\end{array}\) \(\begin{array}{l}
\underline { - \begin{array}{*{20}{c}}
{80200}\\
{19194}
\end{array}} \\
\,\,\,\,61006
\end{array}\)
Bài 2: Tìm x
a) x + 126 = 480 b) x - 209 = 435.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng các quy tắc :
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
a) x + 126 = 480 b) x - 209 = 435
x = 480 - 126 x = 435 + 209
x = 354 x = 644
Bài 3: Viết chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm
a + b = b + ... a - ... = a
(a + b) + c = ... + (b + c ) ... - a = 0
a + 0 = ... + a = ...
Hướng dẫn giải:
- Dựa vào lí thuyết về tính chất của phép cộng các số tự nhiên.
a + b = b + a a - 0 = a
(a + b) + c = a + (b + c ) a - a = 0
a + 0 = 0 + a = a
Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 1268 + 99 + 501 b) 168 + 2080 + 32
745 + 268 + 732 87 + 94 + 13 + 6
1295 + 105 + 1460 121 + 85 + 115 + 469.
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn trăm, tròn nghìn, ...
a) 1268 + 99 + 501 = 1268 + (99 + 501) = 1268 + 600 = 1868
745 + 268 + 732 = 745 + (268 + 732) = 745 + 1000 = 1745
1295 + 105 + 1460 = 1400 + 1460 = 2860
b) 168 + 2080 + 32 = 168 + 32 + 2080 = 200 + 2080 = 2280
87 + 94 + 13 + 6 = (87 + 13) + (94 + 6) = 100 + 100 = 200
121 + 85 + 115 + 469 = (121 + 469) + (85 + 115) = 590 + 200 = 790.
Bài 5: Trong đợt quyên góp ủng hộ học sinh vùng lũ lụt, Trường Tiểu học Thành Công đã quyên góp được 1475 quyển vở, Trường Tiểu học Thắng Lợi quyên góp được ít hơn Trường Tiểu học Thành Công 184 quyển vở. Hỏi cả hai trường quyên góp được bao nhiêu quyển vở?
Hướng dẫn giải:
- Số sách trường Tiểu học Thắng Lợi quyên góp được = số sách trường Tiểu học Thành Công quyên góp được − 184 quyển.
- Số sách cả 2 trường quyên góp đước = số sách trường Tiểu học Thắng Lợi quyên góp được + số sách trường Tiểu học Thành Công quyên góp được.
Bài giải
Trường Tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là:
1475 - 184 = 1291 (quyển)
Cả hai trường quyên góp được số vở là:
1475 + 1291 = 2766 (quyển)
Đáp số: 2766 quyển vở.
1.2. Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo)
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a) 2057 x 13 b) 7368 : 24
428 x 125 13498 : 32
3167 x 204 285120 : 216
Hướng dẫn giải:
- Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học.
a)
\(\begin{array}{l}
\times \underline {\begin{array}{*{20}{c}}
{2057}\\
{\,\,\,\,13}
\end{array}} \\
\underline {\begin{array}{*{20}{c}}
{\,\,\,6171}\\
{2057\,\,}
\end{array}} \\
26741
\end{array}\) \(\begin{array}{l}
\underline { \times \begin{array}{*{20}{c}}
{428}\\
{125}
\end{array}} \\
\underline {\begin{array}{*{20}{c}}
{2140}\\
{856\,\,}\\
{428\,\,\,\,\,\,\,}
\end{array}} \\
53500
\end{array}\) \(\begin{array}{l}
\underline { \times \,\,\,\begin{array}{*{20}{c}}
{3167}\\
{\,\,\,204}
\end{array}} \\
\underline {\begin{array}{*{20}{c}}
{\,\,12668}\\
{6334\,\,\,\,\,\,\,}
\end{array}} \\
646068
\end{array}\)
b)
\(\begin{array}{l}
\begin{array}{*{20}{c}}
{7368}\\
{\,\,\,168}
\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}
{24}\\
\hline
{307}
\end{array}} \right.\\
\,\,\,\,\,\,00
\end{array}\) \(\begin{array}{l}
\begin{array}{*{20}{c}}
{13498}\\
{\,\,\,69}
\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}
{32}\\
\hline
{421}
\end{array}} \right.\\
\,\,\,\,\,\,\,\,58\\
\,\,\,\,\,\,\,\,\,26
\end{array}\) \(\begin{array}{l}
\begin{array}{*{20}{c}}
{285120}\\
{691}
\end{array}\left| {\begin{array}{*{20}{c}}
{216}\\
\hline
{1320}
\end{array}} \right.\\
\,\,\,\,\,\,\,432\\
\,\,\,\,\,\,\,\,\,000
\end{array}\)
Bài 2: Tìm x
a) 40 × x = 1400; b) x : 13 = 205;
Hướng dẫn giải:
Áp dụng các quy tắc :
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
Cách giải:
a) 40 × x = 1400 b) x : 13 = 205
x = 1400 : 40 x = 205 x 13
x = 35 x = 2665
Bài 3: Viết chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm
a x b = ... x a a : ... = a
(a x b) x c = a x (b x ...) ... : a = 1 (a khác 0)
a x 1 = ... x a = ... ... : a = 0 (a khác 0)
a x (b + c ) = a x b + a x ...
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng lí thuyết về phép nhân, phép chia các số tự nhiên.
a x b = b x a a : 1 = a
(a x b) x c = a x (b x c) a : a = 1 (a khác 0)
a x 1 = 1 x a = a 0 : a = 0 (a khác 0)
a x (b + c ) = a x b + a x c
Bài 4: Điền dấu >; <; = vào chỗ chấm
13500 ... 135 x 100 257 ... 8762 x 0
26 x 11 ... 280 320 : (16 x 2) ... 320 : 16 : 2
1600 : 10 ... 1006 15 x 8 x 37... 37 x 15 x 8
Hướng dẫn giải:
- Tính giá trị biểu thức ở hai vế rồi so sánh kết quả với nhau.
Ta có :
+) 135 x 100 = 13500. Mà 13500 = 13500. Vậy: 13500 = 135 x 100.
+) 26 x 11 = 286. Mà 286 > 280. Vậy: 26 x 11 > 280
+) 1600 : 10 = 160. Mà 160 < 1006. Vậy: 1600 : 10 < 1006.
+) 8762 x 0 = 0. Mà 257 > 0. Vậy: 257 > 8762 x 0.
+) 320 : (16 x 2) = 320 : 32 = 10; 320 : 16 : 2 = 20 : 2 = 10.
Mà 10 = 10. Vậy 320 : (16 x 2) = 320 : 16 : 2
+) 15 x 8 x 37 = 37 x 15 x 8 (áp dụng tính chất giao hoán)
Vậy ta có kết quả như sau :
13500 = 135 x 100 257 > 8762 x 0
26 x 11 > 280 320 : (16 x 2) = 320 : 16 : 2
1600 : 10 < 1006 15 x 8 x 37 = 37 x 15 x 8
Bài 5: Một ô tô cứ đi 12km thì tiêu hết 1l xăng, giá tiền 1l xăng là 7500 đồng. Tính số tiền phải mua xăng để ô tô đó đi được quãng đường dài 180km.
Hướng dẫn giải:
- Tính số lít xăng phải mua để đi được quãng đường dài 180km ta lấy 180km chia cho quãng đường đi được khi dùng 1 lít xăng.
- Tính số tiền mua xăng ta lấy giá tiền của 1 lít xăng nhân với số lít xăng phải mua.
Bài giải
Số lít xăng tiêu hao khi ô tô đi quãng đường dài 180km là:
180 : 12 = 15 (l)
Số tiền phải mua xăng là:
7500 x 15 = 112500 (đồng)
Đáp số: 112500 đồng.
1.3. Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp theo)
Bài 1: Tính các giá trị của các biểu thức: m + n; m - n; m x n; m : n, với
a) m = 952, n = 28 b) m = 2006, n = 17.
Hướng dẫn giải:
- Thay giá trị của m, n vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị biểu thức đó.
a) Nếu m = 952, n = 28 thì :
m + n = 952 + 28 = 980 ; m - n = 952 - 28 = 924
m x n = 952 x 28 = 26656 ; m : n = 952 : 28 = 34
b) Nếu m = 2006, n = 17 thì :
m + n = 2006 + 17 = 2023 ; m - n = 2006 - 17 = 1989
m x n = 2006 x 17 = 34102 ; m : n = 2006 : 17 = 118
Bài 2: Tính
a) 12054 : (15 + 67) b) 9700 : 100 + 36 x 12
29150 - 136 x 201 (160 x 5 - 25 x 4) : 4
Hướng dẫn giải:
- Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- Biểu thức có phép tính cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia thì ta thực hiện phép tính nhân, phép chia trước, phép tính cộng, trừ sau.
a) 12054 : (15 + 67) = 12054 : 82 = 147
29150 - 136 x 201 = 29150 - 27336 = 1814
b) 9700 : 100 + 36 x 12 = 97 + 432 = 529
(160 x 5 - 25 x 4 ) : 4 = (800 - 100) : 4 = 700 : 4 = 175
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 36 x 25 x 4 b) 108 x (23 + 7)
18 x 24 : 9 215 x 86 + 215 x 14
41 x 2 x 8 x 5 53 x 128 - 43 x 128
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân để nhóm các số có tích là số tròn chục, tròn trăm ...
- Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng: a x (b + c) = a x b + a x c.
- Áp dụng tính chất nhân một số với một hiệu: a x (b - c) = a x b - a x c.
a) 36 x 25 x 4 = 36 x (25 x 4) = 36 x 100 = 3600
18 x 24 : 9 = (18 : 9) x 24 = 2 x 24 = 48
41 x 2 x 8 x 5 = (41 x 8) x (2 x 5) = 328 x 10 = 3280
b) 108 x (23 + 7) = 108 x 30 = 3240
215 x 86 + 215 x 14 = 215 x (86 + 14) = 215 x 100 = 21500
53 x 128 - 43 x 128 = (53 - 43) x 128 = 10 x 128 = 1280
Bài 4: Một cửa hàng tuần đầu bán được 319m vải, tuần sau bán được nhiều hơn tuần đầu 76m. Hỏi trong hai tuần đó, trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải, biết rằng cửa hàng mở cửa tất cả các ngày trong tuần ?
Hướng dẫn giải:
- Tính số vải bán được trong tuần thứ hai ta lấy số vải bán trong tuần thứ nhất cộng với 76m.
- Tính số vải bán được trong cả hai tuần.
- Tính số ngày trong 2 tuần.
- Tính số vải trung bình mỗi ngày bán được ta lấy số vải bán được trong cả hai tuần chia cho số ngày trong 2 tuần.
Bài giải
Tuần sau cửa hàng bán được số mét vải là:
319 + 76 = 395 (m)
Cả hai tuần cửa hàng bán được số mét vải là:
319 + 395 = 714 (m)
Số ngày cửa hàng mở cửa trong hai tuần là:
7 x 2 = 14 (ngày)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là:
714 : 14 = 51 (m)
Đáp số: 51m vải.
Bài 5: Một hộp bánh giá 24000 đồng và một chai sữa giá 9800 đồng. Sau khi mua 2 hộp bánh và 6 chai sữa, mẹ còn lại 93 200 đồng. Hỏi lúc đầu mẹ có bao nhiêu tiền ?
Hướng dẫn giải:
- Số tiền mua 2 hộp bánh = số tiền mua 1 hộp bánh x 2.
- Số tiền mua 6 chai sữa = số tiền mua 1 chai sữa x 6.
- Tính tổng số tiền mua 2 hộp bánh và 6 chai sữa.
- Số tiền lúc đầu mẹ có = số tiền mua 2 hộp bánh và 6 chai sữa + số tiền còn lại của mẹ.
Bài giải
Số tiền mua hai hộp bánh là:
24 000 x 2 = 48 000 (đồng)
Số tiền mua 6 chai sữa là:
9800 x 6 = 58 800 (đồng)
Mua 2 hộp bánh và 6 chai sữa hết số tiền là:
48 000 + 58 800 = 106 800 (đồng)
Số tiền mẹ có lúc đầu là:
93 200 + 106 800 = 200 000 (đồng)
Đáp số: 200 000 đồng.
Hỏi đáp Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.