ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG SINH HỌC 6 NĂM 2020
A. NỘI DUNG LÍ THUYẾT
1. Sự hút nước và muối khoáng
- Con đường hút nước và muối khoáng
+ Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.
+ Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan nhờ vào lông hút.
- Những điều kiện ảnh hưởng đến quá trình hút nước và muối khoáng: Điều kiện khí hậu và nhiệt độ, đặc điểm đất trồng.
2. Biến dạng của rễ
- Một số dạng rễ biến dạng:
+ Rễ củ: Là rễ phình to thành củ, chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả VD: Cây củ mì, củ cà rốt, củ cải,……
+ Rễ móc: Rễ mọc từ thân hoặc cành trên mặt đất, móc vào trụ bám, giúp cây leo lên. VD: Cây tiêu, cây trầu không,…
+ Rễ thở: Rễ mọc ngược lên trên mặt đất lấy oxi cung cấp cho các phần rễ ở dưới đất. VD: Cây bụt mọc, cây đước, cây mắm,….
+ Giác mút: Rễ mọc vào thân cây khác lấy chất hữu cơ từ cây chủ VD: Cây tầm gửi, cây tơ hồng,…
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Vì sao nói miền hút là phần quan trọng nhất của rễ?
A. Vì bộ phận này có khả năng tái sinh rất cao, giúp rễ nhanh chóng phục hồi sau khi bị tổn thương.
B. Vì bộ phận này là nơi duy nhất ở rễ chứa mạch rây và mạch gỗ.
C. Vì bộ phận này có chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động của rễ.
D. Vì bộ phận này chứa các lông hút có vai trò hút nước và muối khoáng hòa tan - chức năng quan trọng nhất của rễ thực vật.
Câu 2. Lông hút ở rễ là một bộ phận của
A. Tế bào thịt vỏ.
B. Tế bào biểu bì.
C. Tế bào kèm.
D. Quản bào.
Câu 3. Thành phần nào dưới đây không được tìm thấy ở tế bào lông hút ở rễ?
A. Nhân
B. Vách tế bào
C. Không bào
D. Lục lạp
Câu 4. Khi nói về sự sắp xếp mạch rây và mạch gỗ tại miền hút của rễ, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Mạch rây bao bên ngoài, mạch gỗ nằm ở phía trong
B. Mạch rây xếp một phía, mạch gỗ xếp ở phía đối diện
C. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau
D. Mạch gỗ bao bên ngoài, mạch rây nằm ở phía trong
Câu 5. Trong cấu tạo miền hút của rễ, bộ phận nào là nơi chứa chất dự trữ?
A. Ruột B. Bó mạch
C. Biểu bì D. Thịt vỏ
Câu 6. Các tế bào biểu bì ở miền hút của rễ được sắp xếp thành mấy lớp?
A. 2 lớp B. 1 lớp
C. 3 lớp D. 4 lớp
Câu 7. Ở miền hút của rễ, phần trụ giữa bao gồm những thành phần nào?
A. Biểu bì và ruột
B. Thịt vỏ và bó mạch
C. Ruột và bó mạch
D. Mạch rây và mạch gỗ
Câu 8. Trong cấu tạo miền hút của rễ, bộ phận nào bao gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau và có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa?
A. Ruột B. Bó mạch
C. Biểu bì D. Thịt vỏ
Câu 9. Thành phần nào dưới đây của miền hút ở rễ bao gồm những tế bào có vách mỏng?
1. Mạch gỗ
2. Mạch rây
3. Ruột
A. 2, 3 B. 1, 2
C. 1, 3 D. 1, 2, 3
Câu 10. Nếu cắt bỏ lông hút thì ngay lập tức, rễ cây sẽ mất đi khả năng nào dưới đây?
A. Hút nước và muối khoáng
B. Vận chuyển các chất lên thân
C. Tăng trưởng về chiều dài
D. Hô hấp
Câu 11. Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại?
A. Củ đậu B. Khoai lang
C. Cà rốt D. Rau ngót
Câu 12. Những loại cây trồng lấy quả, hạt cần nhiều
A. Muối đạm và muối lân.
B. Muối đạm và muối kali.
C. Muối lân và muối kali.
D. Muối đạm, muối lân và muối kali.
Câu 13. Thực vật cần nhiều nước và muối khoáng ở giai đoạn nào dưới đây?
A. Hạt đang nảy mầm
B. Ra hoa
C. Tạo quả, hình thành củ
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 14. Chọn các từ/cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được ...(1)... hấp thụ, sau đó được chuyển qua phần ...(2)... tới ...(3)....
A. (1) : lông hút ; (2) : mạch rây ; (3) : mạch gỗ
B. (1) : lông hút ; (2) : thịt vỏ ; (3) : mạch gỗ
C. (1) : miền chóp rễ ; (2) : thịt vỏ ; (3) : mạch rây
D. (1) : lông hút ; (2) : thịt vỏ ; (3) : mạch rây
Câu 15. Loại đất nào dưới đây thích hợp để trồng cây công nghiệp?
A. Đất pha cát
B. Đất đá ong
C. Đất đỏ bazan
D. Đất phù sa
Câu 16. Để cho năng suất cao, chúng ta nên trồng các cây hoa màu ở loại đất nào?
A. Đất đỏ bazan
B. Đất phù sa
C. Đất pha cát
D. Đất đá ong
Câu 17. Vì sao khi bị ngập nước lâu ngày, rễ cây sẽ mất đi khả năng hút nước và muối khoáng?
A. Vì khi đó rễ ở trạng thái trương nước, khiến cho quá trình hút nước ở rễ bị cản trở.
B. Vì khi đó cây bị thiếu ôxi nên hô hấp ở rễ bị ngừng trệ, điều này khiến cho tế bào rễ nói chung và tế bào lông hút nói riêng bị hủy hoại, mất đi khả năng hút nước và muối khoáng.
C. Vì khi đó lượng nước và muối khoáng dồi dào nên chúng tự thẩm thấu qua toàn bộ bề mặt rễ, đồng thời lông hút sẽ bị tiêu biến do không còn giữ chức năng hút nước và muối khoáng.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 18. Khả năng hút nước của rễ cây trồng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Đặc điểm sinh học của từng loại cây trồng
B. Tất cả các phương án đưa ra
C. Giá thể sinh trưởng (các loại đất trồng, dung dịch dinh dưỡng khác nhau)
D. Điều kiện khí hậu, thời tiết
Câu 19. Trong các thực vật sau đây, thực vật nào có rễ dài nhất?
A. Dừa nước B. Rau má
C. Cỏ lạc đà D. Xương rồng
Câu 20. Nhóm nào dưới đây gồm những tác nhân khiến cho nhu cầu nước của cây gia tăng?
A. Trời lặng gió, nền nhiệt thấp, độ ẩm cao
B. Trời nhiều gió, nền nhiệt cao, độ ẩm cao
C. Trời lặng gió, nền nhiệt thấp, độ ẩm thấp
D. Trời nhiều gió, nền nhiệt cao, độ ẩm thấp
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | B | D | C | A | B | C |
| A | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | A | D | B | C | B | B | B | C | D |
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: