Ôn tập Chương 2 Phản ứng Hóa học năm 2018 - 2019

ÔN TẬP CHƯƠNG 2 PHẢN ỨNG HÓA HỌC NĂM HỌC 2018-2019

 

A. LÝ THUYẾT

Câu 1:  Thế nào là hiện tượng vật lý? Thế nào là hiện tượng hóa học? Cho một ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Hiện tượng vật lý: là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. (Chủ yếu là các hiện tượng biến đổi trạng thái: rắn   lỏng  khí)

+ Ví dụ: 

- Đun sôi nước chuyển thành hơi và ngược lại.          

- Hòa tan muối ăn vào nước được dung dịch trong suốt. Cô cạn dung dịch, muối ăn xuất hiện trở lại.

- Hiện tượng hóa học: là hiện tượng chất bị biến đổi có tạo ra chất khác.

+ Ví dụ: 

- Đun sôi đường chuyển đổi thành cacbon và hơi nước.

- Xăng cháy tạo ra nước và khí cacbon dioxit.

Câu 2:  Em hãy nêu định nghĩa về phản ứng hóa học? Diễn biến, điều kiện xảy ra phản ứng hóa học và dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học?

Trả lời:

- Định nghĩa: Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

Ví dụ: lưu huỳnh + sắt → sắt II sunfua.

- Diễn biến của phản ứng hóa học: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

- Điều kiện để xảy ra phản ứng hóa học: là khi các chất tham gia tiếp xúc nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác…

- Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học: Có chất mới tạo thành (màu sắc, kết tủa, bay hơi,…)

Câu 3:  Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng? Nêu hệ quả và ứng dụng của định luật bảo toàn khối lượng.

Trả lời:

- Nội dung định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng sản phẩm.

- Phản ứng:                  A + B → C + D

- Công thức khối lượng: mA + mB = mC + mD.

- Hệ quả:

+ Số nguyên tử một nguyên tố ở trước phản ứng bằng số nguyên tử nguyên tố đó sau phản ứng.

+ Khối lượng nguyên tố trước phản ứng bằng khối lượng nguyên tố sau phản ứng.

- Ứng dụng:

+ Cân bằng phương trình hóa học.

+ Tính khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của chất còn lại.

Câu 4:  Phương trình hóa học dung để làm gì? Các bước lập phương trình hóa học? Ý nghĩa của phương trình hóa học? Nêu ví dụ minh họa.

- Phương trình hóa học dùng để: biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học

- Các bước lập phương trình hóa học:

+ Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng (gồm công thức hóa học của các chất phản ứng)

+ Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố hai vế của phương trình. (tìm hệ số thích hợp đặt trước công thức hóa học của các chất)

+ Bước 3: Hoàn thành phương trình hóa học

- Ví dụ minh họa: Viết PTHH của PƯHH sau:  Natri  +  Nước  → Natri hidroxit  + Khí hidro

+ Bước 1:   Na + H2O ----> NaOH + H2

+ Bước 2:  2Na + 2H2O ----> 2NaOH + H2

+ Bước 3:  2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

- Ý nghĩa: Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số nguyên tử , số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

B. BÀI TẬP

B.1 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nước đá tan chảy là hiện tượng gì?

A. Hiện tượng hóa học                                               B. Hiện tượng vật lí   

C. Hiện tượng  nhân tạo                                             D. Hiện tượng thiên văn

Câu 2: Trong phản ứng hoá học các chất tham gia và các chất sản phẩm đều có cùng:

A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.                         B. Số nguyên tố tạo nên chất.

C. Số phân tử của mỗi chất.                                      D. Số nguyên tử trong mỗi chất.

Câu 3: Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi mà

A. Có chất mới sinh ra                                                B. Vẫn giữ nguyên là chất ban đầu

C. Có chất rắn tạo thành                                             D. Có chất khí tạo thành.

Câu 4: Sắt cháy trong oxi ,không có ngọn lửa nhưng sáng chói tạo ra hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là oxit sắt từ phương trình chữ của phản ứng hoá học.

A. Sắt + Oxi  →  Oxit sắt từ                                         B. Oxi + Oxit sắt từ →  Sắt

C. Oxit sắt từ → Sắt + Oxi                                           D. Sắt  + Oxit sắt từ → Oxi + Sắt

Câu 5: Cho kim loại magie Mg tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hiđro H2 và chất magie sunfat MgSO4. Chất tham gia phản ứng là:

A. Mg và H2SO4                        B. Mg  và H2                        C. H2SO4 và H2           D. MgSO4 và H2SO4

Câu 6: Phương trình hóa học nào sau đây là đúng?

A. HCl    +  Zn  → ZnCl2  + H2                                     B. 2HCl + Zn  → ZnCl2   +  H2

C. 3HCl  +  Zn →  ZnCl2  + H2                                     D. 2HCl+ 2Zn → 2ZnCl2 +  H2

Câu 7: Trong các câu sau câu nào chỉ hiện tượng vật lí :

A. Khí hiđrô cháy.                     B  Gỗ bị cháy.                      C. Sắt nóng chảy.        D. nung đá vôi.

Câu 8: Cho 16,8 kg khí cácbon oxit  (CO) tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit Fe2O3 thì thu được kim loại sắt và 26,4 kg CO2. Khối lượng sắt thu được là:

A. 2,24 kg                                  B. 22,8 kg                            C. 29,4 kg                   D. 22,4 kg

Câu 9: Cho 5,6g Fe tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 12,7g sắt (II) clorua FeCl2  và 0,2g khí H2. Khối lư­ợng HCl đã dùng là:

A. 7,3g                                       B. 7,1g                                 C. 14,5g                      D. 14,9g

Câu 10: Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra?

A. Có chất kết tủa( chất không tan)                           B. Có sự  thay đổi màu sắc

C. Có chất khí thoát ra( sủi bọt)                                 D. Một trong số các dấu hiệu trên

Câu 11: Đun nóng đường, đường phân huỷ thành than và nước. Chất tham gia phản ứng là:

A. Than                                      B. Nước                               C. Đường                    D. Cả A, B, C.

Câu 12: Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi gỉ?

A. Tăng                                      B. Giảm                                C. Không thay đổi      D. Không thể biết

Câu 13: Cho 1,4 gam bột sắt(Fe) tác dụng vừa đủ với 0,8(g) bột lưu huỳnh(S) thu được m(g) sắt(II)sunfua (FeS). Giá trị của m là:

A. 0,6g                                       B. 2,8g                                 C. 2,2g                        D. 1,2g

Câu 14: Cho phản ứng hoá học sau: H2   +   O2 →   H2O. Hệ số cân bằng lần lượt là:

A. 1, 2, 3                                                                     B. 1, 2, 1        

C. 2, 1, 2                                                                     D. 2, 1, 1

Câu 15: Trong phản ứng hóa học, hạt vi mô nào được bảo toàn?

A. Hạt phân tử.                                                          B. Hạt nguyên tử.

C. Cả hai loại hạt trên.                                               D. Không loại hạt nào được bảo toàn.

Câu 16: Khí Nitơ và khí Hidro tác dụng với nhau tạo ra Amoniac (NH3). PTHH viết đúng là

A. N2   +   3H2   →    2NH3                                         B. N2    +    H2     →    NH3      

C. N2   +     H2   →    2NH3                                         D. N     +   3H2   →    2NH3

Câu 17: Công thức hóa học nào sau đây là sai?

A. FeO                                       B. CuSO4                             C. AlCl3                      D. NaO

Câu 18: Trong các phản ứng hóa học, các chất tham gia và sản phẩm phải chứa cùng:

A. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố.                         B. Số nguyên tử trong mỗi chất.

C. Số phân tử của mỗi chất.                                      D. Số nguyên tố tạo ra chất.

Câu 19: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý?

I. Khi nấu canh cua, gạch cua nổi lên trên.    

II. Sự kết tinh của muối ăn.

III. Về mùa hè, thức ăn thường bị thiu.                    

IV. Bình thường lòng trắng trứng ở trắng trứng ở trạng thái lỏng, khi đun nóng nó lại đông tụ lại.

V. Đun quá lửa, mở sẽ khét.

A. I, II, V                                   B. I, II, IV                           C. I, II, III, IV            D. II, III, IV

Câu 20: Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được đó là hiện tượng hóa học, trong đó có phản ứng hóa học xảy ra ?

A. Chất mới sinh ra.                                                                B. Tốc độ phản ứng.

C. Nhiệt độ phản ứng.                                                            D. Cả A, B, C đều đúng.

...

Trên đây là phần trích dẫn Ôn tập Chương 2 Phản ứng Hóa học  năm 2018 - 2019, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?