ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II HÓA HỌC 8
A. LÝ THUYẾT:
Câu 1: Tính chất hóa học của hidro:
Câu 2:Tính chất hóa học của oxi:
Câu 3: Tính chất hóa học của nước:
Câu 4: Điều chế khí oxi:
Câu 5: Điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm:
Câu 6: Oxit là gì? Có mấy loại oxit? Cho ví dụ mỗi loại.
Câu 7: So sánh sự cháy và sự oxi hóa chậm.
Câu 8: Chất khử là gì? Chất oxi hóa là gì? Sự khử là gì? Sự oxi hóa là gi?
Câu 9: Axit là gì? Bazơ là gì? Muối là gì? Phân loại và cho ví dụ.
Câu 10: Thế nào là dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa?
I. Oxi
- Là chất khí không màu,không mùi,không vị, ít tan trong nước,nặng hơn không khí,hóa lỏng ở -1830C (có màu xanh nhạt)
- Tính chất Hóa học :
1,Tác dụng với phi kim:
a, phản ứng với S : S cháy trong oxi tạo khói trắng, đó là SO2 và 1 ít SO3
S + O2 →SO2 (2SO2 + O2 → 2SO3)
b, phản ứng với P : P cháy mạnh trong oxi tạo khói gốm những hạt rắn nhỏ màu trắng:
4P + 5O2 → P2O5
2,Phản ứng với kim loại :
- Sắt cháy mạnh trong oxi,sáng chói,không có ngọn lửa,không có khói,tạo oxit sắt từ :
3Fe + 2O2 →Fe3O4
- Oxi tác dụng với tất cả kim loại ( trừ vàng và platin) tạo oxit :
2Cu + O2 → 2CuO
4Al + 3O2 →2Al2O3
2,Phản ứng với hợp chất :
- Khí metan cháy trong oxi tỏa nhiều nhiệt :
CH4 + O2 →CO2 + H2O
*Kết luận : Oxi là hợp chất rất hoạt động (đặc biệt ở nhiệt đọ cao), nó dễ dàng phản ứng với nhiều phi kim, kim loại, nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, O chỉ có hóa trị II.
II. Sự oxi hóa : Sự tác dụng của một chất với oxi gọi là sự oxi hóa :
- Sự oxi hóa nhôm : 4Al + 3O2 → 2Al2O3
- Sự oxi hóa metan : CH4 + O2 → CO2 + H2O
III. Phản ứng hóa hợp : Là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới sinh ra từ 2 hay nhiều chất ban đầu
VD : 4Al + 3O2 →2Al2O3
CaO + H2O → Ca(OH)2
- Nhiều phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường không xảy ra, nhưng lúc đầu được đốt nóng để khơi mào phản ứng, các chất sẽ phản ứng rất mạnh và tỏa nhiều nhiệt, những phản ứng loại này gọi là phản ứng tỏa nhiệt.
3. Ứng dụng của Oxi : Hô hấp và sự cháy :SGK/86
V. Oxit :
1, Định nghĩa : Oxi là hợp chất của oxi với một số nguyên tố khác.
Thí dụ : Na2O, FeO, SO2, P2O5,...
2.Tên gọi :
* Tên của oxit = Tên nguyên tố tạo oxi + oxit
VD : Na2O : natri oxit
CaO : Canxi oxit
* Tên của oxit kim loại có nhiều hóa trị :
Tên của oxi = Tên kim loại ( kèm hóa trị) + oxit
VD : FeO : Sắt (II) Oxit
Fe2O3 : Sắt (III) Oxit
* Tên của oxit phi kim có nhiều hóa trị :
Tên của oxit = (tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) Tên phi kim + ( tiền tố chí số nguyên tử oxi) + Oxit
- Các tiền tố : mono : 1; đi : 2; tri : 3 tetra : 4 ;penta : 5
CO : cacbon oxit
CO2 : Cacbon đioxi
...
Trên đây là phần trích dẫn Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 8., để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!