HỆ THỐNG BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG V MÔN HÓA HỌC 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
DẠNG 1: Khoanh tròn vào câu trả lời A, B, C, D mà em cho là đúng nhất :
Câu 1: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào chứa khối lượng hiđro là nhiều nhất:
A. 18 gam H2O B. 53,5 gam NH4Cl C. 63 gam HNO3 D. 40 gam NaOH
Câu 2: Trong vỏ Trái Đất, ahiđro chiếm 1% về khối lượng, silic chiếm 26 % về khối lượng, oxi chiếm 49 % về khối lượng. Nguyên tố có nhiều nguyên tử hơn trong vỏ Trái Đất là:
A. Hiđro B. Oxi C. Silic D. Nguyên tố khác
Câu 3: Đốt nóng 32 gam đồng (II) oxit rồi cho luồng khí hiđro đi qua để khử hoàn toàn lượng oxit trên. Khối lượng đồng thu được và thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng là:
A. 28,8 gam Cu và 10,08 lít H2 B. 10,08 gam Cu và 28,8 lít H2
C. 25,6gam Cu và 8,96lít H2 D. 2,88 gam Cu và 1,008 lít H2
Câu 4: Cho khí hiđro tác dụng với 1,12 lít khí oxi (đktc). Khối lượng nước thu được là:
A. 1,8 gam B. 3,6 gam C. 18 gam D. 36 gam
Câu 5: Có một hỗn hợp A gồm (Fe2O3 và CuO), tỉ lệ về khối lượng là 2:1. Người ta dùng khí hiđro để khử 240 gam hỗn hợp A. Khối lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng lần lượt là:
A. 116,8 gam Fe và 64 gam Cu B. 115,4 gam Fe và 64 gam Cu
C. 11,2 gam Fe và 64 gam Cu D. 112 gam Fe và 64 gam Cu
Câu 6: Dùng bao nhiêu lít khí hiđro (đktc) để khử hoàn toàn 80 gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao?
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 33,6 lít D. 22,4 lít
Câu 7: Cho luồng khí cacbon oxit (CO) đi qua 80 gam sắt (III) oxit Fe2O3, thu được 28 gam sắt. Thể tích khí CO cần dùng cho phản ứng (đktc) là:
A. 18,6 lít B. 16,8 lít C. 1,86 lít D. 1,68 lít
Câu 8: Khử hoàn toàn 32g hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2 thấy tạo ra 9g H2O. Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là? (kết quả làm tròn số)
A. 21gam B. 22 gam C. 23 gam D. 24 gam
Câu 9: Khử 21,7g HgO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao. Khối lượng Hg thu được là? (cho Hg = 200)
A. 16 gam B. 18 gam C. 20gam D. 22 gam
Câu 10: Đốt hỗn hợp gồm 10 ml khí H2 và 10 ml khí O2. Khí nào còn dư sau phản ứng?
A. H2 dư B. O2 dư C. 2 khí vừa hết D. Không xác định được
Câu 11: Phản ứng hóa học có thể dùng để điều chế hiđro trong công nghiệp là?
A. Zn + 2 HCl → ZnCl2 + H2
B. 2 H2O → 2 H2 + O2
C. 2 Al + 6 HCl → 2 AlCl3 + H2
D. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Câu 12: Khi thu khí H2 vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, ta úp ngược ống nghiệm vì khí H2:
A. Tan ít trong nước B. Nặng hợn không khí
C. Nhẹ hơn không khí D. Nhiệt độ hóa lỏng thấp
Câu 13: Để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm, người ta cho các kim loại Mg, Al, Zn, Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Nếu lấy cùng một khối lượng thì kim loại nào cho nhiều khí hiđro nhất?
A. Mg B. Al C. Zn D. Fe
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 10,2 gam hỗn hợp (Mg và Al) vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được 8,96 lít khí hiđro (đktc). Khối lượng của Mg và Al lần lượt là:
A. 4,8 gam và 5,4 gam B. 8,4 gam và 4,5 gam C. 5,8 gam và 4,4 gam D. 3,4 gam và 6,8 gam
Câu 15: Một học sinh tiến hành thí nghiệm điều chế khí hiđro bằng cách cho kim loại Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Khối lượng của Fe cần dùng là bao nhiêu?
A. 8,4 gam B. 6,8 gam C. 9,2 gam D. 10,2 gam
Câu 16: Hòa tan hỗn hợp chứa Zn và Fe có tỉ lệ 2:1 vào dung dịch HCl dư, thu được 10,08 lít khí hiđro (đktc). Khối lượng của Zn và Fe có trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 19,5 gam Zn và 8,4 gam Fe B. 8,4 gam Zn và 19,5 gam Fe
C. 20,4 gam Zn và 10,6 gam Fe D. 9,6 gam Zn và 3,25 gam Fe
Câu 17: Dùng khí hiđro để khử 81,375 gam thủy ngân (II) oxit, khối lượng của thủy ngân thu được là:
A. 75,345 gam B. 73,545 gam C. 57,345 gam D. 57,545 gam
Câu 18: Cần dùng bao nhiêu gam Al tác dụng với dung dịch HCl, thì thu được 10,08 lít khí hiđro (đktc):
A. 9,2 gam B. 6,8 gam C. 7,9 gam D. 8,1 gam
Câu 19: Về ứng dụng của hiđro, điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Hiđro dùng để sản xuất nhiên liệu B. Hiđro dùng để sản xuất nước
C. Hiđro dùng để nạp vào khinh khí cầu D. Hiđro dùng để sản xuất phân đạm
Câu 20: Cho các kim loại Zn, Fe, Al, Sn. Nếu lấy cùng số mol cho tác dụng với dung dịch axit HCl thì kim loại nào giải phóng nhiều H2 nhất?
A. Zn B. Fe C. Al D. Mg
Câu 21: Chọn câu đúng trong các câu sau?
A. Khí hiđro và khí oxi đều là chất khí và nhẹ hơn không khí.
B. Khí hiđro và khí oxi đều là chất khí và nặng hơn không khí.
C. Khí hiđro nặng hơn không khí còn khí oxi nhẹ hơn không khí, đều là chất khí.
D. Khí hiđro nhẹ hơn không khí còn khí oxi nặng hơn không khí, đều là chất khí
Câu 22: Cho các phản ứng hóa học sau:
1. Na2CO3 + 2HCl → 2 NaCl + CO2 + H2O
2. CaCO3 → CaO + CO2
3. Fe2O3 + 3 CO → 2 Fe + CO2
4. Fe2O3 + 2 Al → Al2O3 + 2 Fe
5. CuO + H2 → Cu + H2O
6. 2 Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3 H2O
Trong các phản ứng trên những phản ứng oxi hóa-khử là:
A. 1, 2, 4 B. 3, 4, 5 C. 1, 3, 5 D. 2, 4, 6
Câu 23: Dùng 3,36 lít khí hiđro (đktc) để khử hoàn toàn sắt (III) oxit. Khối lượng sắt (III) oxit bị khử và khối lượng sắt tạo thành lần lượt sẽ là:
A. 6,3 gam và 2,8 gam B. 3,6 gam và 2,2 gam C. 36 gam và 28 gam D. 8,0 gam và 5,6 gam
Câu 24: Dùng khí CO để khử Fe3O4 thì thu được 67,2 gam Fe. Thể tích khí CO (đktc) và khối lượng Fe3O4 cần là:
A. 38,54 lít và 28,9 gam B. 53,84 lít và 29,8 gam
C. 35,84 lít và 92,8 gam D. 34,85 lít và 98,2 gam
Câu 25: Muốn điều chế 22,4 lít H2 (đktc) thì cần lấy kim loại nào dưới đây cho tác dụng với dung dịch axit để chỉ cần một khối lượng nhỏ nhất?
A. Mg B. Fe C. Zn D. Al
...
Trên đây là phần trích dẫn Hệ thống bài tập ôn tập Chương 5 môn Hóa học 8, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!