120 Câu hỏi ôn tập chương 5 môn Hóa học 8 (có đáp án)

120 Câu hỏi ôn tập Chương V môn Hóa học 8 năm 2019 (có đáp án)

 

Đề số 1:

Câu 1: Xét các phát biểu:

1. Hiđro ở điều kiện thường tồn tại ở thể lỏng.

2. Hiđro nhẹ hơn không khí 0,1 lần.

3. Hiđro là một chất khí không màu, không mùi, không vị.

4. Hiđro tan rất ít trong nước.

Số phát biểu đúng là:

   A. 1.             B. 2.                C. 3.                D. 4.

Câu 2 + 3: Cho 48 gam CuO tác dụng với khí H2 đun nóng.

Câu 2: Thể tích khí H2 (đktc) cần dùng để đốt cháy lượng Cu trên là:

   A. 11,2 lít.    B. 13,44 lít.     C. 13,88 lít.     D. 14,22 lít.

Câu 3: Khối lượng đồng thu được là:

   A. 38,4 gam.            B. 32,4 gam.    C. 40,5 gam.   D. 36,2 gam.

Câu 4: Cho khí H2 tác dụng vừa đủ với sắt (III) oxit, thu được 11,2 gam sắt. Khối lượng sắt oxit đã tham gia phản ứng là:

   A. 12 gam.   B. 13 gam.       C. 15 gam.      D. 16 gam.

Câu 5: Các phản ứng cho dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?

   A. Fe3O4  +  8HCl  →  FeCl2  +  2FeCl3  +  4H2O.

   B. CO2  +  NaOH  +  H2O  →  NaHCO3.

   C. CO2  +  Ca(OH)2  →  CaCO3  +  H2O.

   D. H2  +  CuO  →  H2O  +  Cu.

Câu 6: Khí H2 dùng để nạp vào khí cầu vì:

   A. Khí H2 là đơn chất.                                 B. Khí H2 là khí nhẹ nhất.

   C. Khí H2 khi cháy có tỏa nhiệt.                  D. Khí H2 có tính khử.

Câu 7: Dẫn khí H2 dư qua ống nghiệm chứa CuO nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng, hiện tượng quan sát được là:

   A. Có tạo thành chất rắn màu đen vàng, có hơi nước tạo thành.

   B. Có tạo thành chất rắn màu đen nâu, không có hơi nước tạo thành.

   C. Có tạo thành chất rắn màu đỏ, có hơi nước tạo thành.

   D. Có tạo thành chất rắn màu đen, có hơi nước tạo thành.

Câu 8: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế?

   A. Zn  +  CuSO4  →  ZnSO4  +  Cu.          

   B. 3Fe +  2O2 Fe3O4.

   C. Cu  +  FeCl2  →  CuCl2  +  Fe.  

   D. 2H2 +  O2   2H2O.

Câu 9: Cho các chất sau: Cu, H2SO4, CaO, Mg, S, O2, NaOH, Fe. Các chất dùng để điều chế khí hiđro H2 là:

   A. Cu, H2SO4, CaO.                         B. Mg, NaOH, Fe.

   C. H2SO4, S, O2.                               D. H2SO4, Mg, Fe.

Câu 10: Ở cùng một điều kiện, hỗn hợp khí nào sau đây nhẹ nhất?

   A. H2 và CO2.                                   B. CO và H2.

   C. CH4 và N2.                                   D. C3H8 và N2.

Câu 11: 1000 ml nước ở 15OC hòa tan được bao nhiêu lít khí H2?

   A. 20.                       B. 0,02.                       C. 0,2.                        D. 0,002.

Câu 12: Khí hiđro thu được bằng cách đẩy nước vì:

   A. Khí hiđro nhẹ hơn nước.                                     B. Khí hiđro ít tan trong nước.

   C. Khí hiđro nhẹ nhất trong các chất khí.                D. Hiđro là chất khử.

Câu 13: Tính số gam nước tạo ra khi đốt 4,2 lít hiđro với 1,4 lít oxi (đktc).

   A. 2,25 gam.             B. 1,25 gam.                C. 12,5 gam.               D. 0,225 gam.

Câu 14: Phản ứng nào sau đây không được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm?        

   A. Zn  +  2HCl  →  ZnCl2  +  H2.

   B. Fe  +  H­2SO4  →  FeSO4  +  H2.

   C. 2Al  +  3H2SO4  →  Al2(SO4)3  +  3H2.

   D. 2H2O   →  2H2  +  O2.

Câu 15: Có 3 lọ bị mất nhãn đựng các khí O2, CO2, H2. Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết 3 lọ trên dễ dàng nhất?

   A. Hơi thở.                                       B. Que đóm.

   C. Que đóm đang cháy.                   D. Nước vôi trong.

Câu 16: Nung nóng x (gam) hỗn hợp chứa Fe2O3 và CuO trong bình kín với khí hiđro để khử hoàn toàn lượng oxit trên, thu được 13,4 gam hỗn hợp Fe và Cu, trong đó số mol của sắt là 0,125 mol. Giá trị x và thể tích khí H­2 tham gia là:       

A. 18 ; 6,44.                B. 18 ; 4,2.                  C. 18 ; 2,24.                D. Kết quả khác.

Câu 17: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế?

   A. CuO  +  H2   →   Cu  +  H2O.

   B. Mg  +  2HCl  →  MgCl2  +  H­2.

   C. Ca(OH)2  +  CO2   →   CaCO3  +  H2O.

   D. Zn  +  CuSO4  →  ZnSO4  +  Cu.

Câu 18: Người ta thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí là vì:

   A. Khí hiđro dễ trộn lẫn với không khí.     

   B. Khí hiđro nhẹ hơn không khí.    

   C. Khí hiđro ít tan trong nước.

   D. Khí hiđro nặng hơn không khí.

Câu 19: Phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất gọi là:

   A. Phản ứng oxi hóa – khử.                         B. Phản ứng hóa hợp.

   C. Phản ứng thế.                                          D. Phản ứng phân hủy.

Câu 20: Khối lượng hiđro trong trường hợp nào sau đây là nhỏ nhất?

   A. 6.1023 phân tử H2.                                   B. 0,6 gam CH4.

   C. 3.1023 phân tử H2O.                                D. 1,50 gam amoni clorua.

Câu 21: Một cation Rn+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử R không thể là:

   A. 3s2.                      B. 3p1.                         C. 3s1.                         D. 3p2.

Câu 22: Nguyên tử nguyên tố Y có tổng các hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt không mang điện trong hạt nhân lớn gấp 1,059 lần số hạt mang điện dương. Kết luận nào sau đây không đúng với Y?

   A. Trạng thái cơ bản của Y có 3 electron độc thân.

   B. Nguyên tử nguyên tố Y có số khối là 35.

   C. Y là nguyên tố phi kim. 

   D. Điện tích hạt nhân của Y là 17+.

Câu 23: Trong một nguyên tử Urani (Z = 92), ở trạng thái cơ bản, urani có bao nhiêu electron độc thân? Biết Rn là khí hiếm gần nhất với urani, có cấu hình electron là [Xe] 4f14 5d10 6s2 6p6.

   A. 4.                         B. 5.                            C. 6.                            D. 3.

Câu 24: Hợp chất M được tạo nên từ cation X+ và anion Yn-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử tạo nên. Tổng số proton trong X+ bằng 11, còn tổng số electron trong Yn- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Yn- ở cùng nhóm A và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hợp chất M là:

   A. (NH4)2SO4.          B. NH4HCO3.             C. (NH4)3PO4.             D. NH4HSO3.

Câu 25: Cho X, Y, G có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: ns2 np1 ; ns2 np3 và ns2 np5. Chọn nhận định đúng về X, Y, G.

   A. Bán kính nguyên tử: X < Y < G.            B. Tính kim loại: X > Y > G.

   C. Độ âm điện: X > Y > G.                         D. Năng lượng ion hóa: X > Y > G.

Câu 26: Biết khối lượng của một 1 nguyên tố sắt là 93,6736.10-24 gam ; khối lượng riêng của sắt là 7,9 g/cm3. Các nguyên tử sắt trong tinh thể chỉ chiếm 74% về thể tích. Bán kính nguyên tử (theo lí thuyết) của sắt (Fe) là:

   A. 1,279.10-8 cm.                                         B. 3,256.10-8 cm.

   C. 2,165.10-8 cm.                                         D. 21,65.10-8 cm.

Câu 27: Hợp chất A được tạo thành từ các ion có cấu hình electron của khí hiếm Ne. Tổng số hạt p, n, e trong A là 92. Biết A có thể tác dụng với 1 nguyên tố có trong A để thu được hợp chất. Công thức phân tử của A là:

   A. Na2O.                  B. K2S2.                       C. CaCl2.                     D. MgF2.

Câu 28: Hai nguyên tố A và B thuộc 2 nhóm A liên tiếp (Z ≤ 20), có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 31. Chọn nhận định chưa đúng về A, B.

   A. A và B đều là kim loại.                           B. Độ âm điện của A lớn hơn B.

   C. A và B đều là phi kim.                            D. Số hiệu nguyên tử của B là 11.

Câu 29: Cấu hình electron của Poloni (Z = 84) là:

   A. [Kr] 4d10 5s2 5p3.                                     B. [Kr] 4d10 5s2 5p4.

   C. [Xe] 4f14 5d10 6s2 6p3.                             D. [Xe] 4f14 5d10 6s2 6p4.

Câu 30: Chất nào sau đây chỉ có số oxi hóa trong mọi hợp chất là –1?

   A. Kr.                       B. I.                             C. F.                            D. Xe.

Câu 31: Tổng số electron trong ion SO42- và NH4+ lần lượt là:

   A. 50, 11.                 B. 50, 10.                    C. 48, 10.                    D. 48, 11.

Câu 32: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 4s2. X là:

   A. Nguyên tố d.                                           B. Nguyên tố s.

   C. Nguyên tố d hoặc s.                                D. Nguyên tố p.

Câu 33: Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +2,7234.10-18 C. Trong nguyên tử X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Kí hiệu nguyên tử của X là:

   A. Cl.                      B. Cl.                           C. K.                           D. K.

Câu 34: Ở phân lớp 3d, số electron tối đa là:

   A. 6.                         B. 18.                         C. 10.                          D. 14.

Câu 35: Các ion và nguyên tử: Ne, Na+ và F- có điểm chung là:

   A. Số khối.               B. Số proton.               C. Số nơtron.              D. Số electron.

Câu 36: Phân lớp s, p, d, f  đầy điện tử khi có số electron là:

   A. 2, 6, 10, 16.         B. 2, 6, 10, 14.            C. 4, 6, 10, 14.              D. 2, 8, 10, 14.

Câu 37: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là:        

   A. 4/7.                      B. 3/7.                         C. 3/14.                       D. 1/7.

Câu 38: Cu kim loại không phản ứng được với (dung dịch, hỗn hợp):

   A. HNO3.                 B. HCl và NaNO3.      C. H2SO4.                   D. FeCl3.

Câu 39: Trong phản ứng: FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2 + H2O thì 1 phân tử FexOy sẽ:

   A. Nhường (3x – 2y) electron.                     B. Nhận (3x – 2y) electron.

   C. Nhường (2y – 3x) electron.                     D. Nhận (2y – 3x) electron.

Câu 40: Cho 0,448 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 16 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). Phần trăm khối lượng của Cu trong X là:     

   A. 12,37%.               B. 87,63%.                  C. 14,12%.                  D. 85,88%.

...

Trên đây là phần trích dẫn 120 Câu hỏi ôn tập chương 5 môn Hóa học 8 (có đáp án), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?