Nội dung đề cương ôn tập môn Hóa học 9 năm 2019-2020 Trường THCS Yên Việt

NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÓA 9 TRƯỜNG THCS YÊN VIỆT

 

Công thức tính toán:

\(m = n \times M(g)\)

\(n = \frac{m}{M}(mol)\)

\(V = n \times 22,4(l\'i t)\)

\({C_m} = \frac{n}{V}(M)\)

\(C\%  = \frac{{{m_{ct}} \times 100\% }}{{{m_{dd}}}}\)

- Tỉ khối của khí A đối với khí B:

\({d_{\frac{A}{B}}} = \frac{{{M_A}}}{{{M_B}}}\)

- Tỉ khối của khí A đối với không khí:

\({d_{\frac{A}{{KK}}}} = \frac{{{M_A}}}{{29}}\)

Bài 1. Có hai bình khí khác nhau là CH4và CO2. Để phân biệt các chất ta có thể dùng.

A) Một kim loại         

B) Ca(OH)2

C) Nước brom          

D) Tất cả đều sai

Bài 2. Khi đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít khí metan (đktc). Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành? (các khí đo ở đktc)

Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn khí metan trong bình chứa 4,48 lít khí oxi. Hãy tính thể tích khí metan đã dùng, thể tích khí cacbonic tạo thành, khối lượng nước tạo thành? (các khí đo ở đktc)

Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn khí metan trong bình chứa khí oxi vừa đủ thu được 11 g khí cacbonic. Hãy tính thể tích khí metan đã dùng, khối lượng khí oxi đã dùng?

Bài 5. Hiện tượng gì xảy ra khi dẫn khí C2Hqua dd Br2. Viết PTHH.

Bài 6. Chọn những câu đúng trong các câu sau:

a) CHlàm mất màu dd brom

b) C2Htham gia phản ứng thế với clo tương tự CH4

c) CHvà C2H4đều có phản ứng cháy sinh ra COvà H2O

d) C2Htham gia phản ứng cộng với brom trong dd

e) CHvà C2Hđều có phản ứng trùng hợp

Bài 7. Một hỗn hợp khí gồm C2H4 và CO2. Để thu khí C2H4 tinh khiết ta dùng hợp chất sau:

A) Ca(OH)2dư       

B) dd Br2

C) dd HCl dư        

D) Tất cả đều sai

Bài 8. Phản ứng cháy giữa etilen và oxi. Tỉ lệ giữa số mol COvà số mol H2O sinh ra là:

A) 1 : 1        

B) 2: 1

C) 1:2         

D) Kết quả khác

Bài 9. Nhận biết 3 chất khí: CO2, CH4, C2H4?

Đốt cháy V lít etylen, thu được 9g hơi nước. Hãy tính V và thể tích không khí cần dùng, biết O2 chiếm 20% thể tích không khí (đktc)

Bài 10. Dãy nào sau đây đều gồm các chất thuộc loại polime?

A. Metan, etilen, polietilen

B. Metan, tinh bột, polietilen

C. Poli (vinyl) clorua, etilen, polietilen

D. Poli (vinyl) clorua, tinh bột, polietilen

Bài 11. Dẫn 1mol khí axetilen vào dung dịch chứa 2 mol brom. Hiện tượng nào sau đây đúng?

A. Không có hiện tượng gì xảy ra.

B. Màu da cam của dung dịch brom nhạt hơn so với ban đầu.

C. Màu da cam của dung dịch brom đậm hơn so với ban đầu.

D. Màu da cam của dung dịch brom chuyển thành không màu.

Bài 12. Đốt cháy sắt hoàn toàn trong khí Clo. Hòa tan chất rắn tạo thành trong nước rồi cho tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Đặc điểm nào sau đây của sản phẩm phản ứng là đúng?

A. Chỉ tạo thành dung dịch không màu.

B. Có chất kết tủa màu xanh tạo thành.

C. Có chất kết tủa màu nâu đỏ tạo thành.

D. Có dung dịch màu nâu đỏ tạo thành.

Bài 13. Đốt nóng hỗn hợp bột CuO và C theo tỉ lệ mol là 2:1 ở nhiệt độ cao rồi dẫn khí thu được vào bình đựng nước vôi trong dư. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ có phản ứng xảy ra?

A. Nước vôi trong vẩn đục và có hơi nước tạo thành.

B. Có chất rắn màu đỏ và hơi nước tạo thành.

C. Có hơi nước tạo thành còn màu chất rắn không thay đổi.

D. Có chất rắn màu đỏ tạo thành và nước vôi trong vẩn đục.

Bài 14. Nhỏ từ từ dung dịch axit HCl vào cốc đựng một mẩu đá vôi nhỏ cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây có thể quan sát được?

A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan.

B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.

C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan.

D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần và tan hết.

Bài 15. Đốt cháy chất hữu cơ X trong oxi tạo ra sản phẩm là CO2, H2O và khí N2. X là

A. xenlulozơ      

B. tinh bột      

C. protein       

D. poli (vinyl clorua)

Bài 16. Dẫn 0,1mol khí C2H4 (đktc) sục vào dung dịch chứa 10 gam brom. Màu da cam của dung dịch brom sẽ

A. chuyển thành vàng nhạt.            

B. chuyển thành không màu 

C. chuyển thành vàng đậm hơn.       

D. không thay đổi gì. (Br = 80)

Bài 17. Chỉ dùng dung dịch iot và dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể phân biệt được mỗi chất trong nhóm nào sau đây?

A. Axit axetic, glucozơ, saccarozơ.

B. Xenlulozơ, rượu etylic, saccarozơ

C. Hồ tinh bột, rượu etylic, glucozơ 

D. Etilen, rượu etylic, glucozơ

Bài 18. Hãy viết phương trình hoá học và ghi rõ điều kiện của các phản ứng sau:

a) Trùng hợp etilen

b) Axit axetic tác dụng với magie.

c) Oxi hóa rượu etylic thành axit axetic.

d) Điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn.

e) Đun nóng hỗn hợp rượu etylic và axit axetic có axit sunfuric đặc làm xúc tác.

Bài 19. Quá trình quang hợp của cây xanh tạo ra tinh bột và khí oxi từ khí cacbonic, nước.

Bài 20. Tính khối lượng khí cacbonic đã phản ứng và khối lượng khí oxi sinh ra nếu có 0,81 tấn tinh bột tạo thành.

Bài 21. Hãy giải thích tại sao để bảo vệ môi trường không khí trong sạch, người ta cần trồng nhiều cây xanh?

Bài 22. Từ 0,81 tấn tinh bột có thể sản xuất được bao nhiêu tấn rượu etylic theo sơ đồ:

Tinh bột → Glucozo → Rượu etylic

Giả thiết hiệu suất của cả quá trình là 80%.

(H = 1; C = 12; O = 16 )

Bài 23. Viết phương trình hóa học (điều kiện thích hợp) của cacbon lần lượt tác dụng với các chất sau: CuO, Fe2O3, O2.

Bài 24. Cho các dung dịch: axit sunfuric loãng, axit axetic, rượu etylic.

Bằng phương pháp hóa học nhận biết từng chất.

Bài 25. Một chất béo có công thức: C13H31COO – CH(CH2 – OOCC17H35)2 bị thủy phân trong dung dịch NaOH. Hãy viết phương trình hóa học.

Bài 26. Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH (dư). Viết phương trình hóa học.

Sau phản ứng trong dung dịch sẽ tồn tại những chất gì?

Bài 27. Tính nồng độ % của dung dịch rượu etylic 700

Bài 28. Viết phương trình hóa học của khí SO2 với dung dịch KOH.

Bài 29. Tính thể tích dung dịch CH3 – COOH 1,25M cần để trung hòa 60ml dung dịch NaOH 0,75M.

Bài 30. Cho một dây nhôm vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy dây nhôm ra khỏi dung dịch. Nhận xét hiện tượng.

Bài 31. Cho 0,1 lít dung dịch glucozo 0,1M tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 trong NH3. Tính khối lượng Ag thu được (cho Ag = 108)

Bài 32. Khi đốt cùng số mol các chất: rượu etylic, axit axetic và glucozo cần các thể tích khí oxi (ở đktc) lần lượt là V1, V2, V3. Xác định thứ tự tăng dần của V1, V2, V3.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Nội dung đề cương ôn tập môn Hóa học 9 năm 2019-2020 Trường THCS Yên Việt. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?