Một số bài tập ôn tập các kiến thức về tính toán trong Địa lí 10 - Trường THPT Phạm Văn Đồng có đáp án

MỘT SỐ BÀI TẬP ÔN TẬP CÁC KIẾN THỨC VỀ TÍNH TOÁN ĐỊA LÍ 10

Bài tập 1:

Quan sát lược đồ KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á sau:

a) Xác định hướng : đi từ điểm O đến A, B, C,D ?

b) Tính độ dài IJ ?

Bài tập 2 :

Thủ đô Braxin là Bra-xi-lia ở kinh độ 48 ° Tây. Vậy:

a ) Braxin ở múi giờ số mấy ?

b ) Khi Braxin tổ chức một trận đá bóng lúc 15 giờ  thì Việt Nam là mấy giờ ?

Bài tập 3: Vẽ biểu đồ về đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt trời trong năm?

Bài tập 4 :

Xác định tọa độ địa lí của thủ đô Tô-ki-ô (Nhật Bản). Biết rằng: độ cao của Mặt trời lúc chính trưa ngáy 22 /6 là 77° 45´. Khi Luân Đôn: 0 giờ + 2,7 phút thì Tô-ki-ô là: 9 giờ + 2,7 phút  (cùng ngày )

Bài tập 5 :

Tính góc nhập xạ cao nhất, thấp nhất theo các vĩ độ sau :

0°  20°  30°  40°  50°  60°

ĐÁP ÁN

Bài tập 1:

O → A: Bắc, O →C: Nam, O → B: Đông,  O →D: Tây.

IJ = 70°B - 60° B = 10°B

Cung 1´ trên kinh tuyến = 1 hải lý = 1852 mét.  => cung 1° = 1852 mét x 60

= 111,12 km   => cung 10° = 1111,2 km

 Bài tập 2:

(48 : 15 ) = 3,3         • Nếu chính múi -3 = 45°          

Vậy, từ 45° - 7,5° = 37,5°   →   45° + 7,5° = 52,5°

• Bảng phân bố múi giờ cần nhớ là: 0  +1  +2  +3  +4  + 5 +6 +7  +8  +9 

+10 +11 +12 -11 -10 -9 -8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1

=> Khi Braxin là 15 giờ thì ở Việt Nam là 1 giờ sáng của ngày hôm sau.

Bài tập 3: Vẽ biểu đồ về đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm

Bài tập 4:                                                                 

• Phải nhớ các công thức tính góc nhập xạ sau:

Vào 21 / 3 và 23 / 9 thì : h =  90° - φ  ( h: là góc nhập xạ,  φ : là vĩ độ nơi đó )

Vào 22 / 6    thì : h = 90° - φ + 23° 27  ( bán cầu Bắc )

                              h = 90° - φ - 23° 27  ( bán cầu Nam )  Và ngược lại :

Vào 22 /  12 thì : h = 90° - φ + 23° 27  ( bán cầu Nam )

                              h = 90° - φ - 23° 27  ( bán cầu Bắc )

(Lưu ý: chỉ cần nhớ tính chất cơ bản là: 90° - φ, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở bán cầu nào thì bán cầu đó được + 23° 27´, còn không thì bị - 23° 27´ )

h = 90° - φ + 23° 27´ (bán cầu Bắc)  => φ = 90° - h + 23° 27´ Bắc

φ = 90° - 77° 45´ +  23° 27´ Bắc =>  φ = 35° 41´ Bắc

• Ta biết: mỗi múi giờ chứa 15° kinh tuyến ( 360° : 24 )

=>  Mỗi múi phút chứa 15´ kinh tuyến ( vì 60´ chứa 900 kinh tuyến =>  Mỗi

 phút chứa 900 : 60 = 15´).  Vậy kinh tuyến của Tô-Ki-ô là:

(9,27 x 15 )° + ( 2,7 x 15 )´ Đông

= 139° + 40,5´ Đông

• Tọa độ: Tô-Ki- ô   ( 35° 41´ Bắc -  139° 40,5´ Đông )

Bài tập 5 :

• 60° :       * Lớn khi : 90° - 60° + 23° 27´ = 53° 27´

                  * Nhỏ khi : 90° - 60° - 23° 27´ = 6° 33´

• 50° :       * Lớn khi : 90° - 50° + 23° 27´ = 63° 27´

                  * Nhỏ khi : 90° - 50° - 23° 27´ = 16° 33´

• 40° :       * Lớn khi : 90° - 40° + 23° 27´ = 73° 27´

                  * Nhỏ khi : 90° - 40° - 23° 27´ = 26° 33´

• 30° :       * Lớn khi : 90° - 30° + 23° 27´ = 83° 27´

                  * Nhỏ khi : 90° - 30° - 23° 27´ = 36° 33´

• 20° :       * Lớn khi : 90° ( vì nằm trong nội chí tuyến )

                  * Nhỏ khi : 90° - 20° - 23° 27´ = 46° 33´

• 0° :         * Lớn khi : 90° ( vì nằm trong nội chí tuyến )

                  * Nhỏ khi : 90° - 0° - 23° 27´ = 66° 33´

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 6-10 của tài liệu Một số bài tập ôn tập các kiến thức về tính toán trong Địa lí 10 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Một số bài tập ôn tập các kiến thức về tính toán trong Địa lí 10 - Trường THPT Phạm Văn Đồng có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt ! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?