Bài học giúp các em hiểu được khi sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự làm cho bài văn tự sự trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó các em hiểu có thể miêu tả nội tâm bằng cách gián tiếp hay bằng cách trực tiếp.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
a. Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, trang 93 - 94 và thực hiện các yêu cầu sau:
- Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều.
- Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật?
- Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự?
Gợi ý
- Những câu thơ tả cảnh
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
- Những câu thơ miêu tả tâm trạng Kiều.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Xót thương người tựa hôm mai,
Quạt nồng gió lạnh những ai đó giờ.
- Những câu thơ miêu tả cảnh sắc bên ngoài có mối liên hệ mật thiết với việc miêu tả nội tâm nhân vật. Cảnh rộng, xa tạo sự mệnh mang đối lập với tâm trạng cô đơn của Kiều. Đến nỗi nàng phải lấy ánh trăng, lấy núi để ở chung. Những câu thể để tả cảnh nhưng cũng là để tả tình, cái tình buồn bã, cô đơn, thân phân như hoa trôi nước chảy không biết về đâu trước một tương lai mờ tối.
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng khắc họa sinh động, chân thật hình tượng nhân vật, làm cho nội dung tác phẩm có chiều sâu.
b. Đọc đoạn văn sau và nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả.
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Gợi ý
Nội tâm nhân vật thể hiện qua nét mặt, cử chỉ. Tâm trạng Lão Hạc đau đớn, khổ sở không nói được.
1.2. Ghi nhớ
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩa, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
- Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. Cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.
2. Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Để hiểu được cách sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự, các em có thể tham khảo bài soạn Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.