Hướng dẫn chi tiết
1. Tóm tắt nội dung
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩa, cảm xúc và diễn biến tâm trạng cảu nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
- Có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghãi, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
- Có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,... của nhân vật.
2. Soạn bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Câu 1. Thuật lại đoạn Mã Giám Sinh mua Kiều, trang 97 - 98 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.
Gợi ý
a. Mã Giám Sinh, người đàn ông đã ngoài bốn mưa nhưng ăn diện trau chuốt thái quá. Hắn giả danh đi cưới Kiều về làm vợ nhưng thực chất hắn mua Kiều về lầu xanh. Trước nỗi khổ bị lừa của Kiều, hắn không chút thương xót.
Kiều đau đớn, xót xa, buồn tủi, ngại ngùng cho thân phận của mình. Kiều tức tối cho hoàn cảnh gia đình mình bị thằng bán tơ vu oan để Kiều phải lênh đênh chìm nổi trong cuộc đời.
b. Sau khi Kiều quyết định bán mình chuộc cha, có một mụ mối đã đánh hơi thấy món hời liền sốt sắng dẫn một gã đnà ông đến nhà Vương ông. Gã đàn ông ấy khoảng hơn bốn mươi tuổi, ăn mặc chải chuốt tới mức đỏm dáng. Cứ nhìn cách ăn mặc cầu kỳ của gã người ta có thể đoán được đây là một người đàn ông ăn chơi, đàn điếm. Khi vào nhà Vương ông, gia đình chủ chưa kịp mời thì hắn đã ghế trên ngồi tót sỗ sàng. Đến khi chủ nhà hỏi han, trò chuyện thì gã bộc lộ rõ chân tướng của một kẻ vô học bằng những câu trả lời cộc lốc, trông không. Gã có vẻ đắc chí gật gù ngắm nhìn mụ mối giờ trò vén tóc, nắm tay,... để kiểm tra nàng Kiều như một món hàng ngoài chợ. Rồi có vẻ ưng ý, gã bắt đầu một cuộc mặc cả đúng bản chất của một con buôn. Trong khi mụ mối và Mã Giám Sinh đang say đòn với một cuộc mua bán, chao đổi thì Kiều đau đớn, tủi nhục ê chề. Nàng đâu ngờ cuộc đời mình lạu đến nông nỗi này. Cuối cùng thì cuộc mặc cả đã đến hồi kết thúc. Chao ôi, một người con gái tài sắc, đoan trang hiếu thảo như nàng mà cuối cùng chỉ là một món hàng để người ta trao đổi buôn bán.
Câu 2. Hãy đóng vai nàng Kiều hãy viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.
Gợi ý
Người đầu tiên mà tôi cho mời đến để báo ân lại chính là chàng Thúc Sinh. Tôi nói với chàng Thúc rằng: "Khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được. Dù chúng ta đã chẳng nên vợ nên chồng như chàng đã từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà nhỏ gửi chàng để tỏ chút lòng thành". Còn vợ chàng thì tai quái quá phen này phải trả giá thôi.
Khi lính áp giải Hoạn Thư tới, tôi cố lấy giọng ngọt ngào hỏi: "Ơ kìa, sao tiểu thư lại ra nông nỗi này? Phải công nhận rằng từ xưa đến nay đàn bà ở đời mà sâu sắc như tiểu thư là hiếm lắm! Gieo gió ắt phải gặt bão, thưa tiểu thư". Thoạt đầu, thấy tôi không đập bàn thét lác gì mà tỏ ra mềm mỏng, ngọt nhạt Hoạn Thư cũng giật mình sợ hãi bởi Hoạn Thư thừa biết những người đàn bà "tình cảm" như thế mới thật "đáng sợ" ! Nhưng Hoạn Thư nhanh chóng trấn tĩnh và thưa gửi rành rọt, có lý, có tình. Trước thái độ của Hoạn Thư, tôi thấy bối rối và bỗng thấy băn khoăn khó xử. Lúc đầu, tôi có ý định trừng phạt Hoạn Thư thật nặng, vì thế tôi mới dựng nên cảnh:
Dưới cờ gươm tuốt nắp ra
Chính danh thủ phạm tên là hoạn thư.
Nhưng bây giờ biết xử ra sao đây? Nếu ta cứ cố tình giết Hoạn Thư thì hoá ra ta chỉ là một mụ đàn bà nhỏ nhen! Còn nếu ta tha HoạnThư thì sao nhỉ? Có lẽ sẽ chẳng bao giờ ta còn cơ hội trả thù nữa? Nhưng người đời đã dạy: "Lấy oán trả oán thì đời đời thù oán, lấy ân trả oán thì cởi bỏ oán thù đó sao?" Ngẫm nghĩ hồi lâu, tôi quyết định hành xử theo lời dạy trên và bèn nói với Hoạn Thư: "Người tự biết mình có lỗi, có nghĩa là người không có lỗi! Vì vậy ta quyết định tha bổng cho tiểu thư". Dứt lời tôi ra lệnh : "Lính đâu! Hãy đưa tiễn tiểu thư về tận nhà cho ta!". Hoạn Thư cúi đầu chào từ biệt, nghẹn ngào xúc động nói nhỏ với tôi: "Mong nàng hãy bảo trọng ...". Tôi khẽ gật đầu và cũng nói nhỏ với Hoạn Thư "Chúc tiểu thư bình an ..."
Câu 3. Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn?
Gợi ý
Tôi là đứa được coi là nghịch ngợm nhất lớp. Và cứ như thường lệ đến giờ sinh hoạt lớp là y như rằng tôi được nêu gương trước lớp. Tất cả là do đứa lớp trưởng khó ưa ấy, mặc cho tôi luôn nói khản cả giọng mà nó vẫn thưa với cô giáo. Thế mới tức chứ, tôi nghĩ bụng sẽ có lần tôi trả thù nó đồ lắm chuyện. Và rồi như tôi mong ước trong giờ ra chơi chúng tôi đang chơi đá bóng, bỗng nhiên tôi thấy người mà tôi ghét(lớp trưởng) đi ngang qua.Như bắt được vàng tôi sung sướng và nghĩ đây là cơ hội để tôi trả thù, thế rồi tôi sút một cái, quả bóng bay trúng đầu đứa lớp trưởng, nó choáng và ngã xuống. Đáng lẽ tôi phải vui mới đúng chứ nhưng không trong lòng tôi lại cảm thấy có lỗi và bản thân mình ích kỉ. Từ lúc đó tôi luôn cảm thấy bứt rứt, khó tả vì mình đã làm một việc tệ hại. Trong đầu tôi nảy ra nhiều ý nghĩ có nên xin lỗi và nói thật với bạn ấy hay cứ coi như là chuyện ngoài ý muốn. Ôi! đầu tôi như muốn nổ tung ra với những suy nghĩ đó và cuối cùng tôi đã nói thật. Hôm sau khi đến lớp tôi đã xin lỗi bạn ấy và nói sự thật. Bạn ấy đã tha lỗi cho mình, lúc ấy tôi vui không sao tả xiết trong lòng nhẹ đi nhiều.
Để hiểu rõ bài học các em tham khảo qua bài giảng Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
3. Hỏi đáp về bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn Chúng tôi sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Xét về mặt nghệ thuật, các văn bản "Bài học đường đời đầu tiên", "Bức tranh của em gái tôi,"Buổi học cuối cùng" có điểm gì chung?