Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu

Qua bài học các em cần hiểu được khát vọng cứu đời, giúp người của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga. Thấy được nghệ thuật khắc họa tính cách của Nguyễn Đình Chiểu.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888)
  • Quê quán: Làng Tân Thới, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.
  • Cuộc đời:
    • Ông xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ, học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.
    • Cuộc đời riêng đầy bi kịch: bị mù, công danh dở dang.
    • Tình chung đau xót: đất nước ta bị giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Bộ mất dần vào tay giặc.
    • Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong những nửa sau thế kỉ XIX.

b. Tác phẩm

  • Các tác phẩm chính của ông:
    • Các truyện thơ: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
    • Nhiều bài thơ, bài văn tế tuyệt tác: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh, v.v...
    • Tất cả văn thơ Nguyễn Đình Chiểu đều viết bằng chữ Nôm thấm đẫm tư tưởng nhân nghĩa, giàu lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc sôi sục.
  • Đoạn trích
    • Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của truyện.
    • Thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

c. Bố cục: 3 phần

  • Đoạn trích được chia làm hai phần.
    • Phần 1: 14 câu đầu: Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp, tiêu diệt tên cầm đầu Phong Lai.
    • Phần 2: 44 câu còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau trận đánh

1.2. Đọc hiểu văn bản

a. Hình ảnh Lục Vân Tiên

  • Hoàn cảnh gặp cướp: Trên đường đi thi gặp bọn cướp đang hoành hành nhân dân.
  • Hành động: Bẻ cây làm gậy, xông vô → Diệt trừ bọn hung đồ.
  • Lời nói: Kêu bớ đảng hung đồ.
  • Thái độ: Sôi suc, căm giận "Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân→ Lên án hành động của bọn cướp.
  • Bọn cướp: Phong lai mặt đỏ phường phường, hung dữ thách thức Vân Tiên.
  • Lực lượng hai bên không cân xứng:
    • ​Vân Tiên: một mình, vũ khí thô sơ.
    • Lũ giặc: nhiều người, đầy gươm giáo.
  • Vân Tiên ứng xử: Tả đọt hữu xông. → Rất nhanh không do dự, tính toán, hơn thiệt. Không cản nguy hiểm đến tính mạng.
  • Cách so sánh làm cho người đọc thất được tài năng của Vân Tiên hiện lên như một dũng tướng tài ba.
  • Vân tiên chiến đấu vì tình yêu thương con người, vì nhân dân.
  • Kết quả: bọn cướp bị đánh tan, không kịp trở tay.

​⇒ Nhân nghĩa bao giờ cũng chiến thắng. Tác giả xây dựng nhân vật lí tưởng để thể hiện khát vọng nhân dân. Vân Tiên là một anh hùng hảo hán, có tài võ dũng, có khí phách anh hùng và có tấm lòng vì nghĩa quên mình.

  • Khi gặp Kiều Nguyệt Nga càng cười nói hỏi han "Làm ơn há dễ trông người trả ơn". → Giản dị, mộc mạc, chân thành của chàng trai Nam Bộ.
  • Cách ứng xử đúng đắn, đoàng hoàng và lịch sự.
  • Thể hiện quan niệm: làm việc nghĩa là lẽ sống của người hiền nhân quân tử.

⇒ Vân Tiên là một nho sinh chính trực, phong thái đường hoàng, khinh tài trọng nghĩa, đôn hậu bao dung, ân cần hỏi thăm và từ chối sự đề đáp ơn huệ. Là chàng trai dũng cảm giàu lòng nhân nghĩa.

b. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga

  • Là con gái quan chi phủ xinh đẹp, hiếu thảo, thùy mị, nết na, có học thức.
  • Cách xưng hô: tiện thiếp, quân tử: dịu dàng mực thước làm xúc động cảm kích trước hành động nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên.
  • Muốn trả ơn cho người đã cứu mình, cứu cả đời người con gái. → Là người có tính cảm trước sau đằm thắm ân tình.

⇒ Kiều Nguyệt Nga là người trọng tình, tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với Lục Vân Tiên, cô gái khuê các gặp hiểm nghèo được cứu giúp.

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp Phong Lai trên đường đi thi để cứu Nguyệt Nga, Nguyệt Nga ngỏ ý đền đáp ơn cứu mạng.
      • Thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạn những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
    • Nghệ thuật

      • Nhân vật được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói.
      • Truyện kể mang tính chất dân gian.
      • Nghệ thuật so sánh.
      • Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, giản dị gần gũi với nhân dân lao động, phối hợp với diễn biến tâm lí nhân vật.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề: Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
  • Nội dung đoạn trích thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và tính cách nhân vật Lục Vân Tiên.

2. Thân bài

  • Luận điểm 1: Vân Tiên là chàng trai dũng cảm
    • Lục Vân Tiên gặp bọn cướp trên đường đi thi,không cần so đo tính toán,chàng hành động khẩn trương vội vàng: ''Vân Tiên ghé lại......xông vô''.
    • Tỏ rõ quan điểm: ''Kêu rằng.....hại dân''.Chàng chỉ có một mình, một gậy trong khi đó bọn cướp lại rất đông, hung dữ, vũ khí đầy mình. Nhưng bằng võ nghệ của mình, chàng đã ''tả đột hữu xông'', chàng được so sánh với Triệu Tử Long – một vị tướng tài giỏi của Lưu Bị.

→ Nhấn mạnh tinh thần nghĩa hiệp của Vân Tiên.

  • Kết quả: ''Lâu la....thân vong''.→ Phong Lai bỏ chạy, Vân Tiên thắng.
  • Luận điểm 2: Vân Tiên là người tế nhị.
    • Khi Kiều Nguyệt Nga muốn tạ ơn, chàng nói: ''khoan khoan.....phận trai''.

→ Chàng cần có thời gian chỉnh sửa lại trang phục,chàng muốn xuất hiện trước mặt người khác là hình ảnh trọn vẹn. Chàng hỏi thăm lai lịch của Kiều Nguyệt Nga

→ Chàng là người tế nhị,có văn hóa.

  • Luận điểm 3:Chàng là người không màng danh lợi.
    • Kiều Nguyệt Nga mời Vân Tiên về nhà để đền ơn nhưng chàng đã từ chối và tỏ rõ khí phách của 1 vị anh hùng.

→ Vân Tiên là một người sống vì nghĩa và hành động vì nghĩa một cách tự nhiên phù hợp với đạo lí. Là con người có đức tính khiêm nhừng, cách cư xử mang tính nghãi hiệp của các bậc anh hùng

3. Kết bài

  • Bằng nghệ thuật tính cách nhân vật đặc sắc đã cho thấy nhân vật là người tốt, chính nghĩa thắng gian tà.
  • Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện tư tưởng hành đạo giúp đời.

3. Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là đoạn trích đầu tiên trong Truyện thơ Lục Vân Tiên. Đoạn trích này kể về việc Vân Tiên ra tay đánh dẹp lũ cướp Phong Lai, cứu dân ra khỏi sự cướp bóc. Với bài soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, các em sẽ nắm được những nội dung cần đạt khi học tiết văn này. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo tại đây: Bài soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

4. Một số bài văn mẫu Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần đầu của tác phẩm kể về chuyện Lục Vân Tiên trên đường đi thi đã gặp cảnh dân chúng bị cướp bóc và đã ra tay cứu giúp. Trong số những người bị lũ cướp đe dọa có chủ tớ Kiều Nguyệt Nga. Để nắm kĩ được những sự kiện xảy ra trong cuộc dẹp tan bọn cướp lâu la và cuộc nói chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?