Lý thuyết và bài tập động lực học chất điểm môn Vật Lý 10 năm 2021

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 

1. Tổng hợp lực - Điều kiện cân bằng chất điểm

- Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực  có tác dụng giống hệt như các lực ấy. Lực thay thế này gọi là hợp  lực.

- Quy tắc hình bình hành: Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.

Ta có: \(\vec{F}=\overrightarrow{{{F}_{1}}}+\overrightarrow{{{F}_{2}}}\text{ }\)

- Muốn cho một chất điểm đứng yên cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.

\(\vec{F}=\overrightarrow{{{F}_{1}}}+\overrightarrow{{{F}_{2}}}+\ldots =\vec{0}\text{ }\)

2. Ba định luật Niu-tơn

Nội dung của định luật 1: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng bởi một tổng hợp lực bằng không thì một vật đang đứng yên sẽ chỉ mãi đứng yên, và một vật đang trạng thái chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi.

Nội dung định luật 2: Véctơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vectơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

\(\overrightarrow{F}=m\overrightarrow{a}\)

Nội dung định luật 3: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực có cùng phương nhưng ngược chiều nhau

\(\overrightarrow{{{F}_{1}}}=-\overrightarrow{{{F}_{2}}}\)

3. Lực hấp đẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn

+ Định luật vạn vật hấp dẫn: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.   Fhd = Gm1m2/r2 ; với G = 6,67.10-11Nm2/kg2.

+ Trọng lực của một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.

 + Trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực của vật.

4. Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc

+ Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở cả hai đầu của lò xo và tác dụng vào vật tiếp xúc (hay gắn) với nó làm nó biến dạng. Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào trong, còn khi bị nén lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài.

+ Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo: Fđh = k|Dl|.

Với k là độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của lò xo, đơn vị là N/m, |Dl| = |ll0| là độ biến dạng (độ dãn hay nén) của lò xo.

+ Đối với dây cao su, dây thép …, khi bị kéo lực đàn hồi được gọi là lực căng.

+ Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau, lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.

5. Lực ma sát trượt    

+ Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt;

+ Có hướng ngược với hướng của vận tốc;  + Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực: Fms = mN.

   Hệ số ma sát trượt m phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc, áp lựcN vuông góc mặt tiếp xúc

6. Lực hướng tâm:  Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.      Fht = \(m{{v}^{2}}/r\) = mw2r.

7. Chuyển động của vật ném ngang

+ Chuyển động của vật ném ngang có thể phân tích thành hai chuyển động thành phần theo hai trục tọa độ (gốc O tại vị trí ném, trục Ox hướng theo vận tốc đầu, trục Oy hướng theo véc tơ trọng lực):

--Chuyển động theo trục Ox có: ax = 0; vx = v0; x = v0t.     

--Chuyển động theo trục Oy có: ay = g; vy = gt; y = gt2/2

+ Quỹ đạo chuyển động ném ngang có dạng parabol.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

1. Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?

A. Chiếc bè trôi trên sông.         

B. Vật rơi trong không khí. 

C. Giũ quần áo cho sạch bụi. 

D. Vật rơi tự do.

2. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau khi vật chuyển động 

A.thẳng. 

B. thẳng đều.   

C.  biến đổi đều.  

D. tròn đều.

3. Khi thôi tác dụng lực vào vật thì vật vẫn tiếp tục chuyển động thẳng đều vì

A. Vật có tính quán tính.         

B.  Vật vẫn còn gia tốc. 

C. Không có ma sát.                

D.  Các lực tác dụng cân bằng nhau.

4. Cho 2 lực đồng qui có cùng độ lớn F. Hỏi góc giữa 2 lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng có độ lớn bằng F?

   A. 00.              B. 600.              C. 900.              D. 1200.

5. Một vật có khối lượng 50 kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50 cm thì có tốc độ 0,7 m/s. Lực tác dụng vào vật có giá trị là

A.  F = 4,9 N.     BF = 24,5 N.  C.  F = 35 N.    D.  F = 17,5 N.

6. Định luật II Niu-tơn cho biết

A. Lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.  

B. Mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật.

C. Mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và thời gian.     

D. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.

7. Theo định luật II Niu-tơn thì

A. Khối lượng tỉ lệ thuận với lực tác dụng.  

B. Khối lượng tỉ lệ nghịch với gia tốc của vật.

C. Gia tốc của vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật.

D. Gia tốc của vật là một hằng số đối với mỗi vật.

8. Hai xe A (mA ) và B (mB ) đang chuyển động với cùng một vận tốc thì tắt máy và cùng chịu tác dụng của một lực hãm F như nhau. Sau khi bị hãm, xe A còn đi thêm được một đoạn sA, xe B đi thêm một đoạn là sB < sA . Điều nào sau đây là đúng khi so sánh khối lượng của hai xe? 

AmA > mB.          B.  mA < mB.                   C.  mA = mB.     D.Chưa đủ điều kiện để kết luận.

9. Lực và phản lực của nó luôn 

A. Khác nhau về bản chất.         B. Xuất hiện và mất đi đồng thời.

   C. Cùng hướng với nhau.       D. Cân bằng nhau.

10. Điều nào sau đây là sai khi nói về lực và phản lực?

A. Lực và phản lực  luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. 

B. Lực và phản lực luôn đặt vào hai vật khác nhau.

C. Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau. 

D. Lực và phản lực là không thể cân bằng nhau

11. Gia tốc trọng trường tại mặt đất là g0 = 9,8 m/s2. Gia tốc trọng trường ở độ cao h = R/2 (với R là bán kính của Trái Đất) là 

A. 2,45 m/s2.      B. 4,36 m/s2.       C. 4,8 m/s2.           D. 22,05 m/s2.

12. Hai vật cách nhau một khoảng r1 lực hấp dẫn giữa chúng là F1. Để lực hấp dẫn tăng lên 4 lần thì khoảng cách r2 giữa hai vật bằng 

A. 2r1.                B. r1 /4             C. 4r1.              D. r1 /2

 13. Lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào

A. Thể tích của hai vật.

B. Khối lượng và khoảng cách giữa hai vật.

C. Môi trường giữa hai vật.

D.Khối lượng của Trái Đất.

14. Một vật có khối lượng m = 200 g được treo vào một lò xo theo phương thẳng đứng, lúc đó chiều dài của lò xo là l = 20 cm. Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là l0  = 18 cm và bỏ qua khối lượng của lò xo, lấy g = 10m/s2. Độ cứng của lò xo đó là

   A. 1 N/m.        B. 10  N/m.       C. 100 N/m.           D. 1000 N/m.

15. Câu nào sau đây trả lời đúng?

A. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều được.

B. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của vật.

C. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật.

D. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được.

16. Một vật chuyển động trên mặt phẵng ngang, đại lượng nào sau đây không ảnh hưởng đến gia tốc chuyển động của vật

A. Vận tốc ban đầu của vật. 

B. Độ lớn của lực tác dụng.

C. Khối lượng của vật.                   

D. Gia tốc trọng trường.

17. Khi vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm là  

A. Một trong các lực tác dụng lên vật.

B. Trọng lực tác dụng lên vật.

C. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật.      

D. Lực hấp dẫn.

18. Nếu hợp lực tác dụng lên một vật là khác không và không đổi thì

A. Vận tốc của vật không đổi.

B. Vật đứng cân bằng. 

C. Gia tốc của vật tăng dần.                 

D. Gia tốc của vật không đổi.

19. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi kéo dãn lò xo để nó có chiều dài 22,5 cm thì lực đàn hồi của lò xo bằng 5 N. Hỏi phải kéo dãn lò xo có chiều dài bao nhiêu để lực đàn hồi của lò xo bằng 8 N?

   A. 23,5 cm.     B. 24,0 cm.      C. 25,5 cm.      D. 32,0 cm.

20. Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào

A. Vận tốc ném.   

B. Độ cao từ chổ ném đến mặt đất. 

C. Khối lượng của vật.             

D. Thời điểm ném.

21. Có lực hướng tâm khi

A.Vật chuyển động thẳng.

B.Vật đứng yên.

C.vật chuyển động thẳng đều.

D.vật chuyển động cong.

22. Lực tổng hợp của hai lực đồng qui có giá trị lớn nhất khi

A. Hai lực thành phần cùng phương, cùng chiều.           

B. Hai lực thành phần cùng phương, ngược chiều.

C. Hai lực thành phần vuông góc với nhau.             

D. Hai lực thành phần hợp với nhau một góc khác không.

23. Khi một em bé kéo chiếc xe đồ chơi trên sân. Vật nào tương tác với xe?

   A. Sợi dây.     B. Mặt đất.       C. Trái Đất.      D. Cả ba vật đó.

24. Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu bổng nhiên các lực tác dụng lên vật đó mất đi thì

A. Vật đó dừng lại ngay.                       

B. Vật có chuyển động thẳng đều với vận tốc v.

C. Vật đó chuyển động chậm dần rồi dừng lại.

D. Đầu tiên vật đó chuyển động nhanh dần sau đó chuyển động chậm dần.

25. Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là

A. Một đường thẳng.   

B. Một đường tròn.

C. Lúc đầu thẳng, sau đó cong.   

D. Một nhánh của đường parabol.

26. Chọn câu phát biểu đúng  

A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động.

   B. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại.

   C. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng.

   D. Nếu chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.

27. Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì

 A. Lực ma sát.

B. Phản lực.                      

C. Lực tác dụng ban đầu.          

D. Quán tính.

28. Cặp lực - phản lực không có tính chất nào sau đây?

A. là cặp lực trực đối                  B. tác dụng vào 2 vật khác nhau.

   C. xuất hiện thành cặp.           D. là cặp lực cân bằng.

29. Khoảng cách giữa 2 chất điểm tăng 3 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng

A. giảm 9 lần.

B. tăng 9 lần.   

D. tăng 3 lần.

30. Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 15 cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 4,5 N. Khi ấy lò xo dài 18 cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu?

A. 150 N/m.      

B. 1,5 N/m.

C. 25 N/m.   

D.30 N/m.

...

---(Nội dung đề và đáp án từ câu 31-43 của tài liệu, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Lý thuyết và bài tập động lực học chất điểm môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?