Lý thuyết và bài tập Chương 5 Nhóm Halogen môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Lê Hồng Phong

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 5 NHÓM HALOGEN MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020 TRƯỜNG THTP LÊ HỒNG PHONG

 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. Vị trí trong bảng HTTH các nguyên tố.

Gồm có các nguyên tố 9F 17Cl 35Br  53I  85At. Phân tử dạng X2 như F2 khí màu lục nhạt, Cl2 khí màu vàng lục, Br2 lỏng màu nâu đỏ, I2 tinh thể tím.

Dễ nhận thêm một electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm X + 1e → X-

(X : F , Cl , Br , I )

F có độ âm điện lớn nhất , chỉ có số oxi hoá –1. Các halogen còn lại ngoài số oxi hoá –1 còn có số oxi hoá dương như +1 , +3 , +5 , +7

Tính tan của muối bạc Ag                         AgCl                  AgBr          AgI

Tan nhiều                                                   trắng                vàng lục     vàng đậm

dùng AgNO3 trong nhận biết các ion halogen

II. CLO

Trong tự nhiên, Clo có 2 đồng vị là 1735Cl (75%) và 1737Cl (25%), M= 35,5

Là chất khí, màu vàng , mùi xốc , độc và nặng hơn không khí.

Cl2 có một liên kết cộng hóa trị, dễ dàng tham gia phản ứng,là một chất oxi hóa mạnh.

Tham gia các phản ứng Clo là chất oxy hoá , tuy nhiên clo cũng có khả năng đóng vai trò là chất khử.

1.Tính chất hoá học

a. Tác dụng với kim loại : (đa số kim loại và có t0 để khơi màu phản ứng) tạo muối clorua (có hoá trị cao nhất)

2Na + Cl2 → 2NaCl

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Cu + Cl2 → CuCl2

b. Tác dụng với phim kim(cần có nhiệt độ hoặc có ánh sáng)

H2 + Cl2 as→ NaCl

S + Cl2 → S2Cl2

P + Cl2 → PCl3

c. Tác dụng với một số hợp chất có tính khử:

H2S + Cl2 → 2HCl + S

3Cl2 + 2NH3 → N2 + 6HCl

Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4

d. Clo còn tham gia phản ứng với vai trò vừa là chất ôxi hóa, vừa là chất khử.

Tác dụng với nước, khi hòa tan vào nước Clo hòa tan một phần 

Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO

                 (axit hipoclorơ)

Axit hipoclorơ có tính oxy hoá mạnh, nó phá hủy các màu vì thế nước clo hay clo ẩm có tính tẩy màu do.

Tác dụng với dung dịch bazơ

Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O (nước Javel)

2Cl2 + 2Ca(OH)2 → CaCl2 + Ca(ClO)2 + H2O

Cl2 + Ca(OH)2 khô → CaOCl2 + H2O

3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O

e. Tác dụng với muối

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Cl2 + 2FeCl2 → 2FeCl3

3Cl2 + 6FeSO4 → 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3

Cl2 + 2KI → 2KCl + I2

f. Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng phân huỷ với một số hợp chất hữu cơ

CH4 + Cl2  → CH3Cl + HCl

CH2=CH2 + Cl2 → CH2Cl – CH2Cl

C2H2 + Cl2 → 2C + 2HCl

2. Điều chế : Nguyên tắc là khử các hợp chất Cl- tạo Cl0

a. Trong phòng thí nghiệm

Cho HCl đậm đặc tác dụng với các chất ôxi hóa mạnh

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + H2O

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2HO

KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3HO

b. Trong công nghiệp: dùng phương pháp điện phân

2NaCl + 2HO  → 2NaOH + Cl2 + H2

2NaCl → 2Na + Cl2

HCl + O2 → Cl2 + H2O (xúc tác CuCl­2)

III. AXIT CLOHIDRIC (HCl)

Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh

1. Hoá tính

a. TÁC DỤNG CHẤT CHỈ THỊ dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)

b. TÁC DỤNG KIM LOẠI (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) → muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

HCl + Mg → MgCl2 + H2

c. TÁC DỤNG OXIT BAZƠ , BAZƠ → muối và nước

HCl + NaO → NaCl + HO

HCl + Ca(OH)2 ­→ CaCl2 + H2O

d. TÁC DỤNG MUỐI (theo điều kiện phản ứng trao đổi)

HCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

HCl + Na2S → NaCl + H2S↑

Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3 đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan ( cường thuỷ) có khả năng hoà tan được Au ( vàng)

3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O

NOCl  →  NO + Cl

Au + 3Cl → AuCl3

2. Điều chế

a, Trong phòng thí nhiệm    

- Ở nhiệt độ dưới 2500C

NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl

- Ở nhiệt độ trên 4000C

2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl

b, Trong công nghiệp

H2 + Cl2 → 2HCl

IV. MUỐI CLORUA

Nhận biết muối clorua: dùng ion Ag+ để nhận biết ion clorua do tạo kết tủa màu trắng.

V. HỢP CHẤT CHỨA ÔXI CỦA CLO

Trong các hợp chất chứa ôxi của clo, clo có soh dương, được điều chế gián tiếp.

Tất cả hợp chất chứa oxi của clo điều là chất ôxi hóa mạnh. 

1. Nước Javel

Nước Javel là dung dịch hỗn hợp 2 muối NaCl và NaClO. Nước Javel có tính oxi hóa rất mạnh, do vậy nước Javel có tính tẩy màu và sát trùng, được dùng làm nước tẩy trắng và tẩy uế chuồng trại, nhà vệ sinh.

NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 + HClO

Tính oxi hóa của NaClO mạnh vì:

NaClO → NaCl + [O]

[O] + [O] → O2

nước Javel có tính oxi hóa mạnh vì: phân hủy thành [O] và sự oxi hóa của Cl+ thành Cl­-.

2. Clorua vôi: CaOCl2

2CaOCl2 + CO2 + H2O → CaCO3 + CaCl2 + 2HClO

VI. FLO- BROM VÀ IOT

1. Flo

Trong tự nhiên, Flo chỉ có ở dạng hợp chất, tập trung vào 2 muối khoáng CaF2 và Na3AlF6 (criolit).

Là chất khí, màu lục nhạt, rất độc.

F2 có một liên kết cộng hóa trị, dễ dàng tham gia phản ứng, là một chất oxi hóa mạnh.

Flo có tính oxi mạnh nhất.

a, Tính chất hóa học

Có đầy đủ tính chất hóa học của 1 phi kim mạnh

Phản ứng gây nổ mạnh, ngay cả trong nhiệt độ rất thấp và tối với H­2

H2 + F2 → 2HF

Axit Flohidric là một axit yếu, nhưng nó có đặc tính là ăn mòn thủy tinh

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

2F2+ 2H2O → 4HF + O2

b, ứng dụng

Sản xuất các chất dẻo như floroten, feflon, diclodiflometan

Làm giàu uranium

NaF dùng làm thuốc chống sâu răng

2. Brom

Brom là chất lỏng màu nâu đỏ, dễ bay hơi, hơi brom độc.

Brom rơi vào da thì gây bỏng nặng. Brom tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

Brom tồn tại ở dạng hợp chất nhưng ít hơn clo và flo. Trong nước biển có chứa một lượng nhỏ NaBr.

a, Tính chất hóa học

Brom có tính oxi hóa kém hơn Flo và Clo, nhưng vẫn là chất oxi hóa mạnh.

Có đầy đủ tính chất hóa học của một phi kim mạnh.

b, ứng dụng

Sản xuất brometan và đibrometan

Tráng phim

AgBr → Ag + Br2

c, sản xuất

Cl+ 2NaBr → 2NaCl + Br2

3. Iot

Iot là chất rắn, dạng tinh thể màu đen tím. Khi đun nóng thì thành hơi, không qua trạng thái lỏng- được gọi là sự thăng hoa của Iot.

Iot tồn tại ở dạng hợp chất. Trong nước biển có chứa một lượng rất nhỏ muối Iotua.

a, Tính chất hóa học

Iot có tính oxi hóa yếu hơn Flo, Clo, Brom.

Iot oxi hóa được nhiều kim loại nhưng phản ứng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có chất xúc tác.

3I2 + 2Al → 2AlI3 (xác tác H2O)

Nhận biết Iot: do iot có tính chất đặc trung là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất màu xanh.

b ứng dụng

y học, tẩy rửa.

VII. TÍNH AXIT

HF < HCl < HBr < HI

Tính axit tăng dần, tính khử tăng dần

HClO < HClO2 < HClO­3 < HClO4

Tính axit, tính bền tăng. Tính oxi hóa giảm

B. BÀI TẬP

Câu 1. Khi cho 15,8 gam kali permanganat (KMnO4) tác dụng với axit clohiđric đậm đặc thì thể tích khí clo (đktc) thu được là     

A. 5,0 lít.                     B. 5,6 lít.                                 C. 11,2 lít.                               D. 8,4 lít.

Câu 2. Hoà tan hoàn toàn 12,8 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO bằng dung dịch HCl 0,1M vừa đủ, thu được 2,24 lít khí (đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là

 A. 2,0 lít.                    B. 4,2 lít.                                 C. 4,0 lít.                                 D. 14,2 lít.

Câu 3: Nguyên tố Cl ở ô thứ 17 trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của ion Cl- là :

A. 1s22s22p63s23p4.     B. 1s22s22p63s23p2.      C. 1s22s22p63s23p6.     D. 1s22s22p63s23p5.

Câu 4: Anion X- có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là :

A. Chu kì 2, nhóm IVA.                                 B. Chu kì 3, nhóm IVA.        

C. Chu kì 3, nhóm VIIA.                               D. Chu kì 3, nhóm IIA.

Câu 5: Cho 4 đơn chất F2 ; Cl2 ; Br2 ;  I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là :

A. F2.                           B. Cl2.                         C. Br2.                         D. I2.

Câu 6: Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là :

A. flo.                          B. clo.                          C. brom.                      D. iot.

Câu 7: Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron ?        

A. Nhận thêm 1 electron.                                B. Nhận thêm 2 electron.

C. Nhường đi 1 electron.                                D. Nhường đi 7 electron.

Câu 8: Chọn câu đúng :

A. Các ion F-, Cl-, Br-, I- đều tạo kết tủa với Ag+.

B. Các ion Cl-, Br-, I- đều cho kết tủa màu trắng với Ag+.

C. Có thể nhận biết ion F-, Cl-, Br­-, I- chỉ bằng dung dịch AgNO3.

D. Trong các ion halogenua, chỉ có ion Cl- mới tạo kết tủa với Ag+.

Câu 9: Câu nào sau đây không chính xác ?

A. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ.

B. Khả năng oxi hoá của các halogen giảm từ flo đến iot.

C. Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá:  –1, +1, +3, +5, +7.

D. Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học.

Câu 10: Hãy chỉ ra mệnh đề không chính xác :                    

A. Tất cả muối AgX (X là halogen) đều không tan trong nước.

B. Tất cả các hiđro halogenua đều tồn tại ở thể khí, ở điều kiện thường.

C. Tất cả các hiđro halogenua khi tan vào nước đều cho dung dịch axit.

D. Các halogen (từ F2 đến I2) tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại.   

Câu 11: Dãy nào được xếp đúng thứ tự tính axit và tính khử giảm dần ?

A. HCl, HBr, HI, HF.                                                 B. HI, HBr, HCl, HF.            

C. HCl, HI, HBr, HF.                                                 D. HF, HCl, HBr, HI.

Câu 12: Số oxi hoá của clo trong các chất: NaCl, NaClO, KClO3, Cl2, KClO4 lần lượt là :

A. –1, +1, +3, 0, +7.                                       B. –1, +1, +5, 0, +7.       

C. –1, +3, +5, 0, +7.                                       D. +1, –1, +5, 0, +3.

Câu 13: Trong các halogen, clo là nguyên tố

A. Có độ âm điện lớn nhất.

B. Có tính phi kim mạnh nhất.

C. Tồn tại trong vỏ Trái Đất (dưới dạng các hợp chất) với trữ lượng lớn nhất.

D. Có số oxi hóa –1 trong mọi hợp chất.

Câu 14: Hỗn hợp khí có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào là :

A. H2 và O2.                B. N2 và O2.                C. Cl2 và O2.               D. SO2 và O2.

Câu 15: Clo không phản ứng với chất nào sau đây ?

A. NaOH.                   B. NaCl.                      C. Ca(OH)2.                D. NaBr.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

DẠNG 2: NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT HÓA CHẤT

Bài 1. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: HCl; HNO3; KCl; KNO3.

Bài 2:

a, nhận biết dung dịch HCl, KCl, KBr, NaI

b, nhận biết dung dịch  KOH, HCl, HNO3, K2SO4, BaCl2

c, nhận biết dung dịch I2, Na2CO3, NaCl, NaBr

d, nhận biết chất rắn AgCl, KCl, BaCO3, KI

Bài 3: Chỉ dùng 1 thuốc thử, nhận biết: HCl, KBr, KI, CaF2, KOH

Bài 4: bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết:     

a)  KOH, K2SO4 , KCl, K2SO4 , KNO3

b)  HCl, NaOH, Ba(OH)2 , Na2SO4

c)  HCl, HNO3 , H2SO4 , HBr

d)  KCl, K2SO4 , KNO3 , KI

e)  BaCl2 , K2SO4 , Al(NO3)3 , Na2CO3

f)  NaNO3 , NaCl, HCl.

g)  NaCl, HCl, H2SO4

DẠNG 3: BÀI TẬP

Bài 1.Cho 6,8 (g) hỗn hợp Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 3,36 (l) khí (đkc).
a. Tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu.
b. Cho hỗn hợp trên tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư. Tính thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) thu được ở đktc ?

Bài 2. Hòa tan hoàn toàn 60,0 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit clohiđric 0,5 M thu được dung dịch A và 33,6 lít khí thoát ra (đktc).

a. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.

b. Tính khối lượng muối thu được.

c. Tính thể tích dung dịch axit clohiđric đã dùng, biết lượng axit đã dùng dư 5 %.

Bài 3. Hòa tan hoàn toàn 42,2 gam hỗn hợp Zn và ZnO cần dùng vừa đủ 100,8 ml dung dịch HCl 36,5% (D = 1,19g/ml) thu được V lít khí (đktc) và dung dịch A.

a/ Tính thành phần % về khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu.

b/ Tính V.

c/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A.

Bài 4: Tính thể tích khí Cl2 thu được (ở đktc) khi cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng với axit HCl đậm đặc dư? (5,6lit)

Bài 5. Điều chế một dung dịch axit HCl bằng cách hoà tan 2 mol hiđro clorua vào nước. sau đó đun axit  thu được với MnO2 dư. Khí clo thu được có đủ để tác dụng với 28 gam Fe hay không?

Bài 6. Hoà tan 1 mol hiđro clorua vào nước. Cho vào dd 300 gam dung dịch NaOH 10%. Dung dịch thu được có môi trường gì?

Bài 7. Cho H2SO4 đặc tác dụng với NaCl rắn, đun nóng. Hoà tan khí tạo thành vào 146 gam nước. tính nồng độ % của dd thu được? (20%)

Bài 8. Dung dịch A chứa đồng thời HCl và H2SO4. cho 200 gam dung dịch A tác dụng với BaCl2 dư thu được 46,6 gam kết tủa và dung dịch B. trung hoà lượng axit trong dung dịch B người ta phải dung 500 ml dung dịch NaOH 1,6M. Tính nồng độ phần tăm của mỗi axit trong dung dịch ban đầu? ( H2SO4 9,8%; HCl 7,3%)

Bài 9. Cho 69,8 gam MnO2 tác dụng với HCl đặc dư. Khí clo sinh ra cho đi qua 500 ml dd NaOH 4M ở nhiệt độ thường.

a. Viết các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm?

b. Tính nồng độ mol của dung dịch muối thu được, coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể?

Bài 10. Cho dung dịch AgNO3 dư vào 500g dd có chứa 26,6g hh NaCl và KCl thu được 57,4g kết tủa. Tính nồng độ % của mỗi muối trong dung dịch ban đầu?

Bài 11. Để hoà tan hoàn toàn một hh gồm Zn và ZnO, người ta phải dùng 100,8 ml dd HCl 36,5% có khối lượng riêng D = 1,19g/ml phản ứng làm thoát ra 8,96l khí ở đktc.

Tính khối lượng và % khối lượng của Zn và ZnO trong hh ban đầu

Bài 12. Hoà tan hoàn toàn 7,8g hh Al và Mg trong dd HCl. Sau phản ứng thấy khối lượng dd tăng 7g. tính khối lượng mỗi kim loại trong hh?

Bài 13. Để làm sạch 5g Br2 có lẫn tạp chất là Cl2 người ta phải dùng một lượng dd chứa 1,6g KBr. Sau phản ứng làm bay hơi dd thì thu được 1,155g muối khan. Hãy xác định tỷ lệ % khối lượng Cl2 trong Br2 đem phản ứng?

Bài 14. Để điều chế 5,6l khí Cl2 người ta đã cho thuốc tím rắn tác dụng với 130ml dd HCl có khối lượng riêng D = 1,123g/ml.

a. Tính khối lượng thuốc tím đã dùng?

b. Tính nồng độ % của dung dịch HCl đã dùng biết rằng hiệu suất phản ứng là 80%.

Bài 15. Khi cho 0,54g kim loại có hoá trị không đổi tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 672 cm3 khí ở đktc. Hãy xác định kim loại đã dùng ?

Bài 16. Cho 300ml dd chứa 51g AgNO3 vào 200ml dd chứa 23,8g KBr. Lọc bỏ kết tủa, trong nước lọc có những chất nào? Tính nồng độ mol/l của mỗi chất? ( coi thể tích dd không thay đổi)

Bài 17. Cho 36,8g hh CaO và CaCO3 hoà tan trong 5l dd HCl ( vừa đủ) thì có 4,48l CO2 thoát ra ở đktc.

a. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hh ban đầu?

b. Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng?

c. Xác định nồng độ mol/l của muối thu được. Giả sử thể tích dd không thay đổi.

Bài 18. Thả viên bi sắt nặng 5,6g hình cầu vào 200ml dung  dịch HCl. Sau khi đường kính viên bi còn lại bằng ½ đường kính ban đầu thì khí ngừng thoát ra. Tính nồng độ mol/l của dd HCl đã dùng ? ĐS: 0,875M.

Bài 19. Hoà tan mg hh Fe và kim loại M hoá trị II đứng trước H2 trong dãy hoạt động hoá học vào dung dịch HCl dư thu được 4,48l H2 ở đktc. Mặt khác để hoà tan hết 4,8g  M thì dùng chưa đến 500ml HCl 1M. Tìm kim loại M ?

Bài 20. Trộn lẫn 150 ml dung dịch HCl 10% ( khối lượng riêng D = 1,047g/ml ) với 200ml dung dịch HCl 2M được dung dịch A. Hoà tan 2,7 g hỗn hợp Fe và Zn vào 400 ml dd A thì phản ứng xảy ra vừa đủ. Tính nồng độ mol/l của dung dịch A và % khối lượng của Zn có trong hh?

Bài 21. Cho 30,64g hh NaCl và KCl tác dụng với H2SO4 đặc dư đun nóng. Khí sinh ra được dẫn vào nước để được 600ml dung dịch HCl 0,8M. Tính % khối lượng mỗi muối trong hh ban đầu. Cho bao nhiêu g hh Al và Fe vào 600 ml dung dịch HCl ở trên để được 26,41g muối khan. Biết phản ứng xảy ra vừa đủ.

Bài 22. Cho chất oxi hoá MnO2 tác dụng với axits HCl đậm đặc đun nóng thì thu được khí Cl2

a. Cho lượng khí Cl2 tạo thành phản ứng với dung dịch NaI thu được 12,7g I2. tính khối lượng Cl2 thu được.

b. Tính khối lượng HCl đã bị oxi hoá

Bài 23. Xác định nồng độ mol của dung dịch KI. Biết rằng 200ml dd đó tác dụng hết với khí Cl2 thì giải phóng 76,2 g I2.

Bài 24. Xác định nồng độ % của dung dịch KBr. Biết rằng 4,48 l khí Cl2 đktc đủ để tác dụng với KBr có trong 88,87 ml dd KBr đó ( khối lượng riêng D=1,34g/ml)

Bài 25. Dung dịch A chứa đồng thời 2 axit HCl và H2SO4. Để trung hoà 40 ml dd A cần dùng vừa đủ 60ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dd sau khi tring hoà thu được 3,76 gam hh muối khan. Xác định nồng độ mol của từng axit trong hỗn hợp A?

Bài 26. Cho V lít dd HCl 2M tác dụng với ag Na2CO3 thu được 4,48 lít CO2 đktc. Lượng axit dư trung hoá bởi 150 ml dd NaOH 1M thì vừa đủ. Tìm a và V?

Bài 27. Cho 100g dd HCl tác dụng với dd AgNO3 dư thì thu được 14,35g kết tủa

a. Tìm nồng độ % của HCl.

b. Để trung hoà hoàn toàn 10g dd axit trên cần bao nhiêu ml dd NaOH 20% ( D = 1,2g/ml).

Bài 28. Cho hh MgO và MgCO3 tác dụng với dd HCl 20% thì thu được 6,72 lít khí ở đktc.

a. Hãy xác định khối lượng của MgO và MgCO3 ?

b. Tìm khối lượng dd axit cần dùng?

c. Tính nồng độ % của chất tan trong dung dịch sau phản ứng?

Bài 29. Cho 25 g dd chứa 3,25 g hh gồm NaBr và CaCl2 tác dụng với 108 ml dung dịch AgNO3 0,5M. Sau khi loại bỏ kết tủa người ta thêm axit HCl vào dung dịch thu được thì lại có thêm 0,574 g kết tủa nữa. Tìm khối lượng của mỗi muối trong hh ban đầu?

Bài 30. Người ta dùng 146g dd HCl 10% thì vừa đủ tác dụng với 11,6g hiđroxit kim loại hoá trị (II) Y. Hãy xác định Y?

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Lý thuyết và bài tập Chương 5 Nhóm Halogen môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Lê Hồng Phong, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!   

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?