CÁC KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỊA LÍ 9
A. KĨ NĂNG NHẬN XÉT PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ
1. Những căn cứ dựa vào để phân tích biểu đồ:
- Căn cứ vào các số liệu ở bảng thống kê và đường nét thể hiện trên biểu đồ.
- Lưu ý:
- Không thoát ly khỏi các dữ kiện được nêu trong bảng số liệu .
- Không nhận xét chung chung mà cần có số liệu dẫn chứng kèm theo các ý nhận xét.
- Phần nêu nguyên nhân cần dựa vào kiến thức các bài đã học để viết cho đúng yêu cầu.
2. Những điểm cần lứu ý:
*Đọc kĩ câu hỏi để nắm được yêu cầu và phạm vi cần nhận xét, phân tích.
*Cần tìm ra mối lien hệ hay tính qui luật nào đó giữa các số liệu.
*Không được bỏ xót các dữ liệu cần phục vụ cho nhận xét phân tích.
*Trước tiên , cần nhận xét phân tích các số liệu có tầm khái quát chung, sau đó mới phân tích các số liệu thành phần.
*Chú ý tìm mối quan hệ so sánh giữa các con số theo cả hàng ngang và hàng dọc .
*Chú ý những giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất và trung bình. Đặc biệt, chú ý đến những số liệu hoặc hình nét đường, cột thể hiện sự đột biến (tăng hay giảm nhanh).
*Cần có kĩ năng tính tỉ lệ % hoặc tính ra số lần tăng hay giảm của các con số để chứng minh cụ thể ý kiến nhận xét.
3. Phần nhận xét phân tích thường có 2 nhóm ý:
- Những ý nhận xét về diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu.
- Giải thích nguyên nhân của các diễn biến hoặc mối quan hệ đó (Chú ý cần dựa vào các kiến thức đã học để giải thích).
4. Vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong lời nhận xét, phân tích biểu đồ:
{-- Nội dung phần 4. Vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong lời nhận xét, phân tích biểu đồ của tài liệu Lý thuyết ôn tập một số kỹ năng thực hành môn Địa lí 9 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
C. KĨ NĂNG THỂ HIỆN TỪNG LOẠI BIỂU ĐỒ:
I. Biểu đồ đường biểu diễn:
1. Qui trình:
*Bước 1: Nghiên cứu câu hỏi bài tập để xác định dạng biểu đồ thích hợp nhất.
*Bước 2: Kẻ trục tọa độ
- Có trục đứng ghi các mốc về giá trị của đại lượng, trục nằm ngang thể hiện các mốc về thời gian.
- Phân chia các mốc chuẩn xác, mốc cột ngang phù hợp với tỉ lệ khoảng cách các năm của bảng số liệu.
- Có ghi danh số ở đầu của 2 trục.
- Ở đầu cả hai trục đều vẽ thành mũi tên chỉ chiều tăng lên của giá trị., ghi rõ gốc tọa độ là 0 vì có trường hợp chọn gốc tọa độ khác 0. Nếu có chiều âm phải ghi rõ.
*Bước 3: Vẽ đường biểu diễn
- Xác định các đỉnh (nếu có nhiều đường phải kí hiệu khác nhau)
- Ghi số liệu ngay trên các đỉnh.
- Kẻ các đoạn thẳng (nét đậm) nối các đỉnh để thành đường biểu diễn.
*Bước 4: hoàn thiện biểu đồ
- Lập bảng chú giải (nên có khung).
- Viết tên biểu đồ ở trên hay ở dưới, phải có đủ 3 thành phần:
- Nội dung
- Địa điểm
- Thời gian nào.
*Bước 5. Phân tích và nhận xét.
VD: Dạng biểu đồ có 1 đường biểu diễn:
Hãy vẽ bđ thể hiện tình hình tăng dân số của nước ta (từ 1921-1999) .Rút ra nhận xét và nêu hậu quả của sự gia tăng dân số.
Năm | 1921 | 1936 | 1954 | 1961 | 1970 | 1980 | 1989 | 1999 |
Số dân (tr người) | 15,6 | 19,0 | 23,8 | 32,0 | 41,9 | 53,7 | 64,0 | 76,3 |
*Dạng biểu đồ 2 đường biểu diễn có cùng 1 đại lượng:
Bảng số liệu về phát triẻn diện tích trồng cà phê và cao su ở VN
(ĐVT: nghìn ha)
Cây/năm | 1990 | 1992 | 1994 | 1996 | 1998 | 1999 |
Cà phê | 119,3 | 103,9 | 123,9 | 254,2 | 370,6 | 397,4 |
Cao su | 221,7 | 212,4 | 258,4 | 254,2 | 283,2 | 394,3 |
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất.
b. Nhận xét về sự thay đổi diện tích trồng cà phê và cao su?
Nhận xét:
- Diện tích trồng cà phê năm 1999 tăng 3,33 lần so với năm 1990.
- Nói chung diện tích cà phê tăng liên tục, riêng năm 1992 có giảm….
- Giai đoạn tăng nhanh nhất là 1994-1998.
- Diện tích trồng cao su năm 1999 tăng 1,3 lần so với năm 1990
- Diện tích trồng cao su không ổn định: năm 92 giảm so với năm 90, năm 1996 giảm chút ít so với 1994, từ 96-99 diện tích cao su lại tăng đều hàng năm.
- Giai đoạn tăng nhanh là: 96-98.
Phân tích:
- Diện tích cà phê tăng nhanh hơn dt cao su.
- Cà phê cho thu hoạch nhanh hơn, giá trị kinh tế cao và thị trường của cà phê được mở rộng)
2. Chú ý:
{-- Nội dung phần 2. Ví dụ của tài liệu Lý thuyết ôn tập một số kỹ năng thực hành môn Địa lí 9 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !