Để giúp các em học sinh lớp 3 chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp, nắm được một số nội dung cần thiết của bài học Luyện từ và câu: Ôn tập về từ chỉ sự vật. So sánh, Chúng tôi mời các em tham khảo bài soạn dưới đây. Chúc các em có thêm một bài học bổ ích và thú vị.
Tóm tắt lý thuyết
Câu 1: (SGK trang 8) Tìm các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:
Tay em đánh răng
Răng trắng hoa nhài.
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai.
Huy Cận
- Các từ chỉ sự vật là: tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh mai.
Câu 2: (SGK trang 8) Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
a.
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
Huy Cận
b. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
Vũ Tú Nam
c.
Cánh diều như dấu "á"
Ai vừng tung lên trời.
Lương Vĩnh Phúc
d.
Ơ, cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe
Phạm Như Hà
- Những sự vật được so sánh với nhau là:
- Câu a: Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành.
- Câu b: Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
- Câu c: Cánh diều được so sánh với dấu "á".
- Câu d: Dấu hỏi được so sánh như vành tai nhỏ.
Câu 3: (SGK trang 8) Trong những hình ảnh so sánh ở bài tập 2, em thích hình ảnh nào? Vì sao?
- Các em có thể lựa chọn bất kì hình ảnh so sánh nào ở bài tập 2 mà các em thích, sau đó nói lí do vì sao các em thích hình ảnh đó
- Dưới đây là gợi ý:
- Chọn hình ảnh Cánh diều được so sánh với dấu "á".
- Chọn hình ảnh đó vì: em cảm thấy đó là một hình ảnh đẹp, cánh diều trên bay trên bầu trời là một hình ảnh đẹp và cách so sánh với dấu "á" như ai vừa tung lên trời cũng thật đẹp và ấn tượng.
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Đề: các em hãy viết những câu có từ từ để thể hiện ý so sánh
Gợi ý làm bài
- Các em có thể tham khảo những câu sau:
- Mặt hồ phẳng lặng như tấm gương
- Biển rộng bao la như tấm thảm dài vô cùng
- Trời nóng như lửa đốt
- Trời tối đen như mực
- Học xong bài này, các em cần nắm:
- Biết được một số từ chỉ sự vật và nêu đúng
- Biết được từ ngữ so sánh và làm quen với phép tu từ so sánh
- Các em có thể tham khảo thêm bài Tập đọc: Đơn xin vào đội để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.