Chúng tôi mời các em tham khảo bài học Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: thiếu nhi và Ôn tập câu Ai/ là gì? để chuẩn bị cho bài học được tốt hơn trước khi đến lớp. Chúc các em có thêm một tiết học tích cực trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết
Câu 1: (SGK trang 16) Tìm các từ:
a. Chỉ trẻ em
b. Chỉ tính nết của trẻ em
c. Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em
Gợi ý:
a. Các từ chỉ trẻ em: Trẻ nhỏ, em bé, trẻ con, cô bé, cậu bé, thiếu niên, nhi đồng ….
b. Các từ chỉ tính nết của trẻ em: Thơ ngây, trong sáng, thật thà, trung thực, hiền lành, lễ phép .…
c. Các từ chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc và người lớn đối với trẻ em: Nâng niu, chiều chuộng, chăm chút, chăm bẵm, quí mến, …
Câu 2: (SGK trang 16) Tìm các bộ phận của câu
Trả lời câu hỏi: "Ai (cái gì, con gì)?"
Trả lời câu hỏi: "Là gì?"
a. Thiếu nhi là măng non của đất nước
b. Chúng em là học sinh tiểu học
c. Chích bông là bạn của trẻ em
Gợi ý:
- Các bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi: "Ai (cái gì, con gì)?"
- Câu a: Thiếu nhi
- Câu b: Chúng em
- Câu c: Chích bông
- Các bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi "Là gì?"
- Câu a: là măng non của đất nước
- Câu b: là học sinh tiểu học
- Câu c: là bạn của trẻ em
Câu 3: (SGK trang 16) Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm:
a. Cây tre là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam
b. Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc
c. Đội Thiếu niêm Tiền phong Hồ Chí MInh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt
Gợi ý:
- Câu a: Cây gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam?
- Câu b: Ai là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc?
- Câu c: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì ?
- Học xong bài này, các em cần nắm:
- Nắm được một số từ ngữ có liên quan đến trẻ em và mở rộng vốn từ có liên quan đến từ trẻ em
- Nắm được loại câu Ai/ là gì?, cách trả lời câu Ai/là gì?
- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc Cô giáo tí hon để chuẩn bị cho bài học tiếp theo.