Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi

Bài học Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về họ hàng. Dấu chấm, dấu chấm hỏi nhằm giúp các em nắm được những từ ngữ về họ hàng. Đồng thời, bài học này còn rèn luyện kĩ năng cho các em sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi một cách phù hợp. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Câu 1 trang 82 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Tìm những từ chỉ người trong gia đình, họ hàng ở câu chuyện “Sáng kiến của bé Hà”:

Gợi ý:

- Bố, ông, bà, con, mẹ, cụ già, con, cháu, cô, chú.

1.2. Câu 2 trang 82 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết.

Gợi ý:

- Anh, chị, bác, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh rể, dì, thím, cậu, mợ,…

1.3. Câu 3 trang 82 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Xếp vào mỗi nhóm sau một từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết:

a. Họ nội

b. Họ ngoại

Gợi ý:

a. Họ nội: ông nội, bà nội, chú, thím,…

b. Họ ngoại: ông ngoại, bà ngoại, cậu mợ, dì,…

1.4. Câu 4 trang 82 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống?

Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em vừa mới vào lớp 1, chưa biết viết ... Viết xong thư, chị hỏi:

- Em còn muốn nói thêm gì nữa không ...

Cậu bé đáp:

- Dạ có ... Chị viết hộ em vào cuối thư: “Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả".

Gợi ý:

Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em vừa mới vào lớp 1, chưa biết viết. Viết xong thư, chị hỏi:

- Em còn muốn nói thêm gì nữa không?

Cậu bé đáp:

- Dạ có. Chị viết hộ em vào cuối thư: “Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả".

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Hiểu hơn về những từ ngữ về họ hàng.

+ Biết cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi cho phù hợp.

- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Thương ông để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?