Chính tả: Nghe - viết: Ông và cháu

Chúng tôi mời các em tham khảo bài học Chính tả: Nghe - viết : Ông và cháu  dưới đây để chuẩn bị bài chu đáo hơn trên khi đến lớp. Chúc các em có thêm những bài học hay và thú vị.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Câu 1 trang 84 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Nghe – viết:

Ông và cháu

Ông vật thi với cháu

Keo nào ông cũng thua

Cháu vỗ tay hoan hô:

“Ông thua cháu, ông nhỉ!”

 

Bế cháu, ông thủ thỉ:

“Cháu khỏe hơn ông nhiều!

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng".

                                    PHẠM CÚC

- Tìm các dấu hai chấm và ngoặc kép trong bài.

Gợi ý:

- Các dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong bài đó là:

+ Cháu vỗ tay hoan hô: “Ông thua cháu, ông nhỉ !”

+ Bế cháu ông thủ thỉ:

“Cháu khỏe hơn ông nhiều

 Ông là buổi trời chiều

 Cháu là ngày rạng sáng".

1.2. Câu 2 trang 85 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Tìm 3 chữ bắt đầu bằng c, 3 chữ bắt đầu bằng k.

Gợi ý:

- Chữ bắt đầu bằng c: cắt, ca, cá, cáu, cản, cọ, cỗ, cổ, cờ, cũ, cùng, cũng, củng, củi, cữ,…

- Chữ bắt đầu bằng k: kẻ, kẽ, kén, kẻng, ké, kê, kệ, kể, kế, kề, kênh, kềnh, kí, kĩ, kính,...

1.3. Câu 3 trang 85 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi:

a. Điền vào chỗ trống l hay n?

Lên ...on mới biết ...on cao

...uôi con mới biết công ...ao mẹ thầy.

b. Ghi trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?

- dạy bao - cơn bao.

- mạnh me – sứt me.

- lặng le - số le.

- áo vai – vương vai.

Gợi ý:

a. Điền vào chỗ trống l hay n?

Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.

b. Ghi trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?

- dạy bảo - cơn bão.

- mạnh mẽ - sứt mẻ.

- lặng lẽ - số lẻ.

- áo vải - vương vãi.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Viết đúng chính tả.

+ Phân biệt c và k.

+ Đặt dấu câu thích hợp.

- Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập làm văn: Kể về người thân để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?