Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Cách đặt câu khiến , giúp các em nắm được những cách dùng để đặt câu khiến. Đồng thời, biết cách vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành tốt các bài tập trong SGK.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nhận xét
Câu 1. Cho câu kể sau:
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
Câu 2. Hãy chuyển câu kể thành câu khiến bằng một trong những cách sau:
- Thêm hãy, đừng , chớ, nên, phải,... vào trước một động từ.
- Thêm đi, thôi, nào,... vào cuối câu
- Thêm đề nghị, xin, mong,... vào đầu câu
- Thay đổi giọng điệu
Gợi ý:
- Chuyển câu kể thành câu khiến:
- Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!
- Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương nào!
- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
- Hỡi nhà vua! Hãy hoàn gươm lại cho Long Vương!
1.2. Ghi nhớ
- Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong những cách sau:
- Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải,... vào trước động từ.
- Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,... vào cuối câu.
- Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,... vào đầu câu.
- Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.
1.3. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Chuyển các câu kể sau thành câu khiến :
- Nam đi học
- Thanh đi lao động.
- Giang phấn đấu học giỏi
M: - Nam đi học đi!
- Nam phải đi học!
- Nam hãy đi học đi!
Gợi ý:
- Nam hãy đi học đi!
- Thanh phải đi lao động cho đúng giờ!
- Ngân cần chăm chỉ học tập!
- Giang phải phấn đấu học cho giỏi!
Câu 2. Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau :
a) Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.
b) Em gọi điện cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.
c) Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.
Gợi ý:
a)Đặt câu khiến để mượn bút của bạn:
- Bạn Hải ơi, bút của mình bị hỏng rồi, bạn làm ơn cho mình mượn chiếc bút của bạn đi!
b) Nói với bố của bạn để xin gặp bạn:
- Thưa bác! Con là Thư, xin bác chuyển máy cho bạn Minh giúp con. Con xin cảm ơn.
c) Nhờ một người chỉ đường:
- Chú ơi, Chú làm ơn chỉ giúp con nhà của bạn Tâm ở địa chỉ nhà này với ạ!
Câu 3. Đặt câu khiến theo các yêu cầu sau:
a) Câu khiến có hãy ở trước động từ
b) Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ
c) Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ
Gợi ý:
a) Câu khiến có hãy trước động từ.
- Bây giờ bạn hãy làm bài tập toán rồi hẵng đi đá bóng!
b) Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ:
- Để cổ vũ cho bạn Nam, chúng ta hãy vỗ tay to lên nào!
c) Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ.
- Xin các bạn hãy giữ trật tự để bạn lớp trưởng phổ biến kế hoạch lao động!
Câu 4. Nêu tình huống có thể dùng các câu khiến nói trên.
Gợi ý:
- Có thể dùng câu a trong trường hợp yêu cầu bạn phải nghiêm chỉnh học tập.
- Có thể dùng câu b khi yêu cầu tập thể cổ vũ cho bạn Nam vào thi đấu vật.
- Có thể dùng câu c yêu cầu cả lớp giữ trật tự chung để cuộc họp lớp đạt kết quả tốt.
- Thông qua bài học Luyện từ và câu: Cách đặt câu khiến, các em cần nắm được những nội dung sau:
- Nắm được các cách đặt câu khiến.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm các bài tập 1, 2, 3, 4 trang 93.
- Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập đọc: Đường đi Sa Pa để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.