Kể chuyện: Những chú bé không chết

Qua bài giảng Kể chuyện: Những chú bé không chết , giúp các em rèn luyện kĩ năng kể lại được bằng lời một câu chuyện dựa vào tranh trong SGK và hướng dẫn kể của GV. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện em và bạn kể.

Tóm tắt lý thuyết

Câu 1 (SGK trang 70, Tiếng Việt 4): Dựa vào các tranh dưới đây, kể lại từng đoạn của câu chuyện mới được nghe cô giáo (thầy giáo) kể:

Gợi ý:

  • Tranh 1: Năm ấy, phát xít kéo quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp bóc, bắn giết hết sức dã man, lòng dân vô cùng oán hận. Một buổi chiều, bọn phát xít bất ngờ xông vào làng nọ. Khắp làng không một bóng người. Không thấy du kích chống cự, chúng tưởng được yên thân. 
  • Tranh 2: Nhưng trời vừa tối, tiếng súng vang lên. Bọn phát xít hốt hoảng hỏi nhau:

- Bắn ở đâu thế?

Một tên lính từ ngoài chạy vào, nói:

- Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa! Đã bắn được một tên du kích.

Một lát sau, mấy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng mười ba hoặc mười bốn tuổi. Chú mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi:

- Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời:

- Tao là du kích!

Tên sĩ quan quát lớn:

- Đội du kích của chúng mày đang ở đâu?

Chú bé trả lời bằng giọng khinh bỉ:

- Tao không biết

Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú rất dã man, nhưng chú không tiết lộ nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú bé ra bắn.

  • Tranh 3: Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực bọn phát xít đóng quân. Kho tàng của chúng bị nổ tung, nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ.

Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi to:

- Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời:

- Tao là du kích!

Tên sĩ quan không còn tin ở mắt mình nữa. Trước mặt chúng vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rên rỉ:

- Ôi lạy chúa! Đất nước này thật ma quỷ!

Rồi hắn gào lên:

- Treo cổ nó lên! Treo cổ!

Mệnh lệnh của hắn lập tức được thi hành.

  • Tranh 4: 

Sang đêm thứ ba, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, chính tên sĩ quan độc ác đã bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên bác ta là một chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục trước chân chú bé, miệng lảm nhảm cầu xin chú bé.

- Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu ngờ ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này!

Người phiên dịch đã chỉ vào bác du kích và cho hắn biết sự thật:

- Đây là cha của hai đứa trẻ mà ngươi đã giết trong hai đêm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy!

Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất. Trước khi đền tội, hắn cũng đã bị khuất phục bởi tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ nhỏ tuổi của đội du kích đang xả thân chống phát xít xâm lược.

Câu 2 (SGK trang 71, Tiếng Việt 4): Kể lại toàn bộ câu chuyện

Gợi ý:

   Năm ấy, phát xít Đức kéo quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp bóc, bắn giết hết sức dã man, lòng dân vô cùng oán hận.

   Một buổi chiều, bọn phát xít bất ngờ xông vào làng nọ. Khắp làng không một bóng người. Không thấy du kích chống cự, chúng tưởng được yên thân. Nhưng trời vừa tối, tiếng súng vang lên. Bọn phát xít hốt hoảng hỏi nhau:

- Bắn ở đâu thế?

Một tên lính từ ngoài chạy vào, nói:

- Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa! Đã bắn được một tên du kích.

Một lát sau, mấy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng mười ba hoặc mười bốn tuổi. Chú mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi:

- Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời:

- Tao là du kích!

Tên sĩ quan quát lớn:

- Đội du kích của chúng mày đang ở đâu?

Chú bé trả lời bằng giọng khinh bỉ:

- Tao không biết

Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú rất dã man, nhưng chú không tiết lộ nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú bé ra bắn.

     Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực bọn phát xít đóng quân. Kho tàng của chúng bị nổ tung, nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ.

Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi to:

- Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời:

- Tao là du kích!

    Tên sĩ quan không còn tin ở mắt mình nữa. Trước mặt chúng vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rên rỉ:

- Ôi lạy chúa! Đất nước này thật ma quỷ!

Rồi hắn gào lên:

- Treo cổ nó lên! Treo cổ!

     Mệnh lệnh của hắn lập tức được thi hành.

    Sang đêm thứ ba, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, chính tên sĩ quan độc ác đã bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên bác ta là một chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục trước chân chú bé, miệng lảm nhảm cầu xin chú bé.

- Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu ngờ ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này!

Người phiên dịch đã chỉ vào bác du kích và cho hắn biết sự thật:

- Đây là cha của hai đứa trẻ mà ngươi đã giết trong hai đêm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy!

    Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất. Trước khi đền tội, hắn cũng đã bị khuất phục bởi tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ nhỏ tuổi của đội du kích đang xả thân chống phát xít xâm lược.

Câu 3 (SGK trang 71, Tiếng Việt 4): Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé? Tại sao truyện có tên là Những chú bé không chết? Em hãy thử đặt tên khác cho câu chuyện này?

Gợi ý:

  • Câu chuyện ca ngợi phẩm chất dũng cảm, kiên cường, bất khuất, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi.
  • Truyện có tên là Những chú bé không chết là để thấy được sự trân trọng của người sau trước sự hy sinh của các chiến sĩ nhỏ tuổi, những chú bé tuy là đã chết rồi nhưng hình ảnh cùng tinh thần quả cảm của các chú bé vẫn còn sống mãi trong trái tim những người còn sống, cái chết cao cả, chết mà như sống
  • Đặt tên khác cho câu chuyện: "Những chú bé dũng cảm", "Những chú bé du kích".
  • Thông qua bài giảng Kể chuyện: Những chú bé không chết, các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản và trọng tâm nhất. Đồng thời, có thái độ học tập và thái độ sống đúng đắn như:
    • Kĩ năng
      • Kể lại được bằng lời một câu chuyện dựa vào các tranh trong SGK và hướng dẫn của GV.
    • Kiến thức
      • Hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện.
      • Đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
    • Thái độ
      • Có ý thức rèn luyện tinh thần kiên trì dũng cảm và thói quen ham đọc sách.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?