Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc, giúp các em rèn luyện kĩ năng kể lại được bằng lời một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung về nlòng dũng cảm. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện em và bạn kể.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các bước tiến hành

Đề bài: Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã nghe hay đã đọc.

a. Nhớ lại những bài em đã học nói về lòng dũng cảm:

  • Dũng cảm trong chiến đấu: Chú bé liên lạc dũng cảm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu (Tiếng Việt 2, tập hai); Các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc (Ở lại với chiến khu - Tiếng Việt 3, tập hai); Bác sĩ Đặng Văn Ngữ khi đã gần 60 tuổi vẫn lên đường ra trận để chữa bệnh cho bộ đội, tự tiêm thử vào cơ thể mình để kiểm nghiệm loại thứ mới được sáng chế (Người trí thứ yêu nước - Tiếng Việt 3, tập hai),...
  • Dũng cảm trong đấu tranh chống thiên tai: Đội thanh niên xung kích lập thành hàng rào để cứu con đê khỏi vỡ (Thắng biển - Tiếng Việt 4, tập hai).
  • Dũng cảm trong đấu tranh vì lẽ phải: Trần Quốc Toản liều chết xuống thuyền rồng để xin vua không cho giặc Nguyên mượn đường, xin vua cho đánh giặc (Bóp nát quả cam - Tiếng Việt 2, tập hai); Tô Hiến Thành kiên quyết không nhận vàng bạc, không sợ người quyền thế, không vì tình riêng mà làm điều sai tái (Một người chính trực - Tiếng Việt 4, tập một).
  • Dũng cảm trong đấu tranh với bản thân mình: An-đrây-ca nhận lỗi với mẹ và tự trách mình mải chơi, không kịp mua thuốc cho ông (Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca - Tiếng Việt 4, tập một).

b. Tìm những truyện tương tự các truyện trên:

  • Truyện cổ tích (Ví dụ: truyện Thạch Sanh).
  • Truyện về các anh hùng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.
  • Truyện hoặc tin tức đăng trên báo chí ca ngợi các tấm gương dũng cảm quên mình cứu dân.
  • Truyện thiếu nhi.

c. Kể lại câu chuyện trong nhóm, trong lớp

  • Trình tự kể
    • Giới thiệu câu chuyện:
      • Nêu tên câu chuyện
      • Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện.
    • Kể diễn biến câu chuyện:
      • Mở đầu câu chuyện.
      • Diễn biến câu chuyện (kể các sự việc theo đúng thứ tự).
      • Kết thúc câu chuyện.
  • Chú ý: Nhấn mạnh những chi tiết thể hiện lòng dũng cảm.

d. Tiêu chí đánh giá

  • Nội dung câu chuyện: Nội dung câu chuyện có hay, có mới không
  • Giọng kể
  • Cử chỉ, điệu bộ
  • Khả năng hiểu chuyện

e. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

1.2. Bài kể mẫu

      Cù Chính Lan là một chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Quê hương anh bị giặc Pháp tàn phá, bắn giết gây nhiều thiệt hại về của về người. Anh rất căm thù chúng và quyết tiêu diệt chúng để góp phần đánh đuổi chúng ra khỏi đất nước mình.

     Một lần anh được phân công đi đánh xe tăng địch ở đường số 6. Đoàn xe của chúng đã bị diệt gần hết, chỉ còn một chiếc cuối cùng đang tìm đường tẩu thoát. Anh nói với đồng đội:

     - Phải đánh bằng được chiếc xe này!

     Nói xong, anh băng lên chạy theo xe bất chấp đạn của địch đang bắn lại như mưa. Anh luồn lách tới gần rồi nhanh nhẹn trèo lên xe địch, bị trượt ngã xuống anh lại leo lên và ném vào thùng xe hai trái lựu đạn, nhưng hai trái lựu đạn này lại bị địch hất trả ra ngoài.

     Hết lựu đạn của mình, anh lấy lựu đạn của đồng đội rồi chạy tắt qua rừng, đón đầu chiếc xe tăng đang rút chạy. Lần này là lần thứ năm anh lại nhảy lên xe. Tay trái anh cố mở nắp xe. Tay phải anh cầm lựu đạn và lấy răng cắn chốt. Chờ cho quả lựu đạn đã bắt đầu xì khói, anh mới ném vào thùng xe rồi nhảy vội xuống.

     Một tiếng nổ vang lên. Các tên giặc trong xe chết ngay. Chiếc xe sững lại và bốc cháy.

     Sau trận đó, anh được thưởng huân chương và được phong là Anh hùng quân đội.

     Anh Cù Chính Lan đúng là một chiến sĩ quân đội dũng cảm, kiên cường.

  • Thông qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc, các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản và trọng tâm nhất. Đồng thời, có thái độ học tập và thái độ sống đúng đắn như:
  • Kĩ năng
    • Kể lại được bằng lời một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung về lòng dũng cảm.
    • Kiến thức
      • Hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện bạn kể.
      • Đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
    • Thái độ
      • Có ý thức rèn luyện mình có lòng dũng cảm và thói quen ham đọc sách.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tập đọc: Ga-vrốt ngoài chiến lũy để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?